Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

06:03, 18/03/2023

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề "Đẩy nhanh phục hồi- Tăng tốc phát triển" vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Việt Nam thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi- Tăng tốc phát triển” vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Việt Nam thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Nhìn lại 1 năm mở cửa, mà rộng hơn là giai đoạn từ năm 2016 tới nay, Thủ tướng đánh giá ngành du lịch Việt Nam đã đạt được kết quả đáng phấn khởi, trân trọng. Lượng khách nội địa tăng từ 57 triệu lượt năm 2015 lên 85 triệu lượt năm 2019. Khách quốc tế tăng từ 7,9 triệu lượt năm 2015 lên 18 triệu lượt năm 2019.

Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam năm 2019 tăng 17 bậc so với năm 2011. Năm 2022, Việt Nam đón 3,66 triệu lượt khách quốc tế, 103 triệu lượt khách nội địa. Trong năm 2020 và 2021, mặc dù chịu tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng chỉ số năng lực phát triển du lịch của Việt Nam vẫn tăng; Việt Nam nằm trong số 3 quốc gia có mức độ cải thiện cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, khó khăn, thách thức của ngành du lịch. Việc phát triển du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, cơ hội về thiên nhiên, con người, truyền thống văn hóa- lịch sử.

Sau đại dịch, du lịch Việt Nam mở cửa sớm nhưng lượng khách du lịch quốc tế chưa được như mong muốn và mục tiêu đề ra. Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, ngành du lịch đang chuyển đổi, đang phát triển nên chất lượng còn hạn chế, chủ yếu cung cấp các sản phẩm dịch vụ chúng ta có mà chưa chú trọng đáp ứng sản phẩm, dịch vụ mà du khách cần.

Thủ tướng nêu rõ 3 phương châm phát triển du lịch và nhấn mạnh, du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, ngành “công nghiệp không khói”, đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

“Trong giai đoạn mới, tôi tin tưởng rằng với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; sự quyết tâm, nỗ lực cao của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chung tay, đồng lòng ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp du lịch và người dân, sự hỗ trợ và hợp tác của bạn bè, đối tác quốc tế, ngành du lịch Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

TRẦN PHƯỚC

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh