Mới qua đợt triều cường rằm tháng 9 âl ghi nhận mực nước cao nhất vào ngày 12/10, vượt báo động III và vượt cả mốc lịch sử năm 2019, người dân đô thị ở ĐBSCL lại lo con nước tháng 10 âl đang lên.
(VLO) Mới qua đợt triều cường rằm tháng 9 âl ghi nhận mực nước cao nhất vào ngày 12/10, vượt báo động III và vượt cả mốc lịch sử năm 2019, người dân đô thị ở ĐBSCL lại lo con nước tháng 10 âl đang lên.
Chú Tư Phon ở xã Tân Lập (huyện Tân Thạnh - Long An) cho biết khu vực này trước đây mỗi năm nước nổi về minh mông mang theo đủ thứ đặc sản cá, lươn, rắn… Nhưng mười mấy năm nay đê bao khép kín làm lúa 3 vụ/năm, nên “cái rốn” của Đồng Tháp Mười mùa nào cũng khô queo, sản xuất êm ru. “Riết rồi muốn quên mùa nước nổi”, chú Tư nói.
Trong khi đó, người dân ở các đô thị lớn như TP Cần Thơ, TP Vĩnh Long… lại chật vật chống chọi với triều cường, đáng nói là đỉnh triều năm sau luôn cao hơn năm trước.
ThS Lê Thị Xuân Lan - chuyên gia khí tượng thủy văn, cho rằng: Triều cường ở Nam Bộ vừa qua cao vượt báo động III. Thế nhưng, chỉ có trên sông Tiền, sông Hậu ở miền Tây vượt lịch sử vì các sông ở ĐBSCL có thêm yếu tố nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong về.
Năm nay, lượng nước về xấp xỉ trung bình nhiều năm và cao hơn vài năm gần đây khá nhiều. Đây là hai yếu tố làm nhiều nơi ở miền Tây ngập nặng. Bên cạnh đó, còn có yếu tố sụt lún mặt đất do khai thác nước ngầm, do mức độ đô thị hóa cao làm thiếu không gian cho tiêu thoát nước khi ngập kết hợp với mưa…
Ngoài ra, theo ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái học ĐBSCL, còn có nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Một yếu tố quan trọng là không có không gian cho nước lan tỏa, hay nói cách khác là không gian hấp thụ nước.
Trong 20 năm qua, vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười đã chạy đua làm đê bao chống lũ để sản xuất nông nghiệp, nhất là làm lúa 3 vụ.
Ngay thời điểm này, trong những ô đê bao đó lúa vẫn tiếp tục được xuống giống và bảo vệ tránh khỏi tác động nước lũ. Không có không gian, nước được dồn về các trung tâm, đô thị ven biển.
Để giải ngập cho đô thị các tỉnh miền Tây, ThS Nguyễn Hữu Thiện đề xuất 2 bài toán cần phải giải là: “Chúng ta lấy đi không gian của nước để sản xuất nông nghiệp nên gây ngập ở vùng nội ô.
Nay muốn giảm ngập ở nội ô thì phải tổ chức lại hoạt động sản xuất nông nghiệp cho phù hợp. Sự tái tạo không gian cho nước lan tỏa được hiểu ở quy mô toàn đồng bằng”.
TRẦN PHƯỚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin