Tại phiên thảo luận của Quốc hội về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức (chiều 24/10), đa số đại biểu đồng tình thời hiệu xử lý kỷ luật phải thống nhất và đồng bộ giữa Đảng và chính quyền.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức (chiều 24/10), đa số đại biểu đồng tình thời hiệu xử lý kỷ luật phải thống nhất và đồng bộ giữa Đảng và chính quyền.
Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội nêu rõ: Hiện nay, quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đảng và thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức còn có sự khác nhau.
Cụ thể, với vi phạm phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách, quy định hiện hành nêu rõ thời hiệu kỷ luật đảng là 5 năm; thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính là 2 năm. Với mức kỷ luật cảnh cáo, thời hiệu kỷ luật đảng là 10 năm, kỷ luật hành chính là 5 năm. Vì sự khác nhau này, thực tế phát sinh một số trường hợp đã bị kỷ luật đảng nhưng khi xem xét xử lý kỷ luật hành chính, các cơ quan kiến nghị không xử lý kỷ luật do đã hết thời hiệu theo quy định của luật. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghiêm quy định “kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính”.
Tại phiên thảo luận, đại biểu cho biết, đã có không ít trường hợp xử lý kỷ luật về mặt Đảng nhưng sau đó qua một thời gian dài không xử lý về mặt chính quyền. Mặc dù bên Đảng đã được xử lý nghiêm nhưng bên chính quyền lại rất chậm, thậm chí kéo dài thời hiệu. Nếu quy định thời hiệu thấp sẽ không xử lý kỷ luật được. Trong thời gian qua có những địa phương, đơn vị, cơ quan đã xảy ra tình trạng này.
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp), có trường hợp, cách chức phó bí thư nhưng chức danh chủ tịch UBND vẫn còn nguyên. Do đó, người này vẫn còn chức chủ tịch UBND. Vì vậy, việc quy định thời hiệu xử lý về mặt đảng viên đối với xử lý về mặt hành chính thời gian qua chưa khớp, vẫn còn vướng mắc.
Từ thực tế trên, đại biểu thống nhất nội dung Dự thảo Nghị quyết: “Áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật 5 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức”.
AN NHIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin