Bờ xôi ruộng mật

07:11, 02/11/2021

Tại phiên thảo luận về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.

Tại phiên thảo luận về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.

Theo báo cáo của Chính phủ, đến ngày 31/12/2020 cả nước có 3,92 triệu hecta đất trồng lúa, cao hơn mức 3,5 triệu hecta theo Kết luận số 81 của Bộ Chính trị. Trong nông nghiệp thì lúa có vai trò quan trọng. Gần đây nhất, Chính phủ đã có Nghị quyết số 34 năm 2021 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030. Trong đó, xác định sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, giữ ổn định 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, hàng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa, làm nòng cốt cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu.

Theo quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021- 2030, Chính phủ trình diện tích đất trồng lúa là 3,56 triệu hecta, giảm hơn 348.000 hecta. Trong số diện tích sẽ được chuyển sang đất phi nông nghiệp thì có tới 48.000 hecta đất lúa chuyển sang đất làm khu công nghiệp. Theo tính toán của các nhà khoa học thì mỗi hecta đất nông nghiệp dành cho khu đô thị, khu công nghiệp thường kéo theo khoảng 1- 2ha đất liền kề không sử dụng được do ô nhiễm nước, khí thải. Vẫn biết về lâu dài để phát triển kinh tế thì cần phải có quỹ đất dành cho khu công nghiệp nhưng cần hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất lúa sang đất công nghiệp.

Bởi lẽ, đất chuyên trồng lúa là loại đất đặc biệt có đặc trưng riêng về thành phần lý hóa tính, cùng với hệ thống thủy lợi được đầu tư rất lớn, trong thời gian dài. Và một khi đã chuyển đổi đất lúa sang đất khu công nghiệp thì khó có thể bảo đảm quay trở lại trồng lúa.

Từ thực tế trên, đại biểu đề nghị cần xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí cho phép chuyển đổi đất lúa, khu vực nào cần chuyển đổi, khu vực nào cần giữ. Đặc biệt, việc chuyển đổi đất chuyên trồng lúa sang sử dụng cho các mục đích khác phải đi kèm điều kiện không hủy hoại các đặc trưng cơ bản nhất của đất lúa.

Đất lúa là một tư liệu sản xuất, là nguồn tài nguyên đặc biệt quý giá nhưng có hạn, đã trải qua hàng ngàn năm vi sinh vật mới tạo nên được cấu tượng cho bờ xôi ruộng mật.

AN NHIÊN

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh