Tại hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đa số ý kiến đều đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Chính phủ về việc cần thích ứng an toàn.
Tại hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đa số ý kiến đều đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Chính phủ về việc cần thích ứng an toàn.
Cụ thể là chuyển trạng thái từ “không COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới. Chống dịch để sản xuất và sản xuất để phục vụ chống dịch tốt hơn.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Do vậy, để thích ứng an toàn theo tinh thần của Chính phủ, cần trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các doanh nghiệp; bảo vệ, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, việc chống dịch sẽ còn kéo dài, nên chăng cho doanh nghiệp chủ động tự xét nghiệm, tự điều trị tùy theo khả năng, điều kiện của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ cần hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định, chính sách phù hợp.
Thủ tướng đánh giá rất cao sự chia sẻ và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp để công tác phòng chống dịch đạt kết quả thời gian qua. Tới đây, chúng ta cần có giải pháp căn cơ, chiến lược hơn trong phòng chống dịch, xây dựng một nền kinh tế tự chủ, tự cường. Hiện nay, việc phòng chống dịch vẫn phải dựa trên các trụ cột là xét nghiệm, cách ly, điều trị, vắc xin và ý thức của người dân.
Ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đưa ra các giải pháp thích ứng và sẽ sớm ban hành hướng dẫn tạm thời. Nếu sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất vì kinh nghiệm thế giới cho thấy việc mở cửa lại nền kinh tế nếu không tuân thủ các nguyên tắc này thì hậu quả là khó lường. Từ lý do trên, việc ban hành hướng dẫn mới phải thận trọng, lấy ý kiến nhiều bên, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện dần tránh tình trạng như nhiều nước là cứ “mở cửa” rồi lại “đóng cửa”.
Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân; yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng chiến lược, kịch bản phòng chống dịch và phát triển kinh tế- xã hội trong tình hình mới, lấy ý kiến của doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả hơn.
Thủ tướng cũng mong muốn, trong thời điểm này không có gì hơn là sự đoàn kết, thống nhất, chung tay. Lợi ích thì hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, khi có rủi ro thì mỗi bên gánh vác một ít để giảm nhẹ khó khăn vì không một ai có thể làm được tất cả.
AN NHIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin