Chuyển đổi số để tạo đột phá

11:10, 11/10/2022

Theo ngành chức năng, chuyển đổi số (CĐS) được đánh giá là đòn bẩy quan trọng, tạo ra những cơ hội giúp khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển. Việc CĐS trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX bước đầu đã làm thay đổi tổ chức và quản trị so với phương thức quản lý truyền thống, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

 

 

Chuyển đổi số sẽ là công cụ quan trọng để phát triển và chuyển đổi mô hình kinh tế HTX.
Chuyển đổi số sẽ là công cụ quan trọng để phát triển và chuyển đổi mô hình kinh tế HTX.

Theo ngành chức năng, chuyển đổi số (CĐS) được đánh giá là đòn bẩy quan trọng, tạo ra những cơ hội giúp khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển. Việc CĐS trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX bước đầu đã làm thay đổi tổ chức và quản trị so với phương thức quản lý truyền thống, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

CĐS là xu thế tất yếu

CĐS có vai trò quyết định sự thay đổi về quản trị, mô hình kinh doanh và đem đến những hiệu quả cao hơn, những giá trị mới hơn cho HTX, doanh nghiệp. Nhận thức tầm quan trọng đó, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Vĩnh Long rất quan tâm, chỉ đạo quyết liệt thực hiện CĐS trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển các HTX trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Về CĐS trong lĩnh vực đăng ký HTX, từ năm 2019, cơ quan đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm việc đăng ký HTX, liên hiệp HTX trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký HTX; đến nay 100% hồ sơ đăng ký HTX đã được số hóa và cập nhật vào hệ thống.

Thời gian qua, nhiều HTX đã nhận thức về tầm quan trọng của CĐS. Theo đó, không ít HTX đã ứng dụng công nghệ cao để sản xuất, kiểm soát chất lượng đầu ra, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Nhiều HTX đã tiếp cận CĐS, ứng dụng các nền tảng công nghệ vào sản xuất và tổ chức hoạt động của HTX; kết nối sản xuất, tiêu thụ, thích ứng với nhu cầu thị trường... Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tổ chức hoạt động của HTX.

Ông Đoàn Văn Tài - Giám đốc HTX Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt (Vũng Liêm), cho biết: HTX hoạt động theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, hoạt động của HTX mang lại hiệu quả, làm tăng doanh thu, tạo được thu nhập ổn định cho người lao động. Bên cạnh đó, HTX cũng ứng dụng đổi mới công nghệ vào sản xuất kinh doanh, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, tham gia các hội chợ triển lãm, chủ động tìm kiếm thị trường.

Hiện Vĩnh Long có 185 HTX hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực, trong đó 118 HTX nông nghiệp chiếm gần 64%. Các HTX đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2012. Các HTX đã đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất, chế biến các sản phẩm chủ lực của tỉnh đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều mô hình HTX chủ động hoạt động theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, từ đó mang lại hiệu quả, làm tăng doanh thu. Một số HTX nông nghiệp tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã ứng dụng công nghệ số phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, kết nối cung cầu.

Bắt đầu từ chuyển đổi tư duy

Song, theo đánh giá của ngành chức năng, quá trình CĐS trong kinh tế hợp tác, HTX còn chậm, kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị phục vụ CĐS còn hạn chế, số hóa dữ liệu còn khó khăn… Ông Nguyễn Khắc Nhu - Phó Giám đốc Sở KH - ĐT, cho rằng: Hiện nay việc CĐS trong các HTX vẫn còn yếu.

Do cán bộ quản lý HTX chưa hiểu rõ về vai trò, tác dụng của công nghệ số, chưa được tiếp cận những tiện ích mang lại của CĐS nên hội đồng quản trị, ban giám đốc HTX chưa quan tâm, tập trung áp dụng CĐS.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động tại HTX hầu như chưa được đào tạo, chủ yếu làm việc theo phương thức truyền nghề, thực hành tại chỗ, năng lực khai thác thông tin, mức độ sẵn sàng ứng dụng và tiếp nhận đổi mới khoa học, kỹ thuật còn thấp. Việc tổ chức sản xuất của các HTX đa phần vẫn theo phương thức truyền thống, sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, đặc biệt là thiếu nguồn lực tài chính đầu tư vào đổi mới, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật…

Để khắc phục được những khó khăn, vướng mắc của HTX trong việc CĐS vào sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, ông Nguyễn Khắc Nhu cho biết: Thời gian tới, ngành chức năng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và thành viên các HTX, đặc biệt là người đứng đầu các HTX về vai trò của CĐS đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX. Đồng thời, đề xuất cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong HTX, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ công nghệ thông tin và kỹ năng CĐS cho cán bộ quản lý, thành viên, người lao động trong HTX. Từng bước CĐS trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất; cần xây dựng mô hình điểm về HTX ứng dụng CĐS thành công để tổng kết nhân rộng và đẩy nhanh lộ trình CĐS hoạt động của HTX.

HTX Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt đa dạng sản phẩm để tiếp cận thị trường.
HTX Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt đa dạng sản phẩm để tiếp cận thị trường.

Bên cạnh đó, cần huy động nguồn lực tài chính thực hiện CĐS. Chính quyền cần tranh thủ dành nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường cho HTX; ưu tiên triển khai các đề tài, dự án CĐS. Song song đó, hội đồng quản trị, ban giám đốc HTX cũng cần chủ động đổi mới, huy động nguồn tài chính của HTX và thành viên; có lộ trình và phương án, dự án khả thi để tiếp cận các nguồn vốn thực hiện CĐS,…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

CĐS sẽ là công cụ quan trọng để phát triển và chuyển đổi mô hình kinh tế HTX một cách linh hoạt, phù hợp, đạt hiệu quả cao, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực; góp phần thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng tối đa sức lao động, gia tăng giá trị sản phẩm, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị trường và gắn với chuỗi giá trị.

Thủ tướng nhấn mạnh CĐS là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan của sự phát triển và được xác định là yêu cầu bắt buộc. CĐS là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, là công việc phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, đôn đốc, chỉ đạo sát sao và quyết liệt triển khai.

Tại Nghị quyết số 20-NQ/TW, Trung ương đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700 HTX thành viên, trong đó có trên 5.000 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đến năm 2045, các tổ chức kinh tế tập thể đều áp dụng công nghệ, nhất là CĐS vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Bài, ảnh: THẢO LY

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh