Chuyển đổi số (CĐS) không chỉ là vấn đề của một tổ chức, cá nhân hay một trường học mà là vấn đề chung và giáo dục- đào tạo cũng không thể nằm ngoài quy luật.
Studio phục vụ xây dựng học liệu số của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long. |
Chuyển đổi số (CĐS) không chỉ là vấn đề của một tổ chức, cá nhân hay một trường học mà là vấn đề chung và giáo dục- đào tạo cũng không thể nằm ngoài quy luật.
CĐS để kịp thời nắm bắt những thành tựu của khoa học công nghệ, để hòa nhập vào xu thế phát triển chung và góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác quản lý dạy học, kiểm tra đánh giá.
Chủ động thay đổi
Theo GS.TS. Nguyễn Đông Phong- Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH UEH, khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, học sinh sinh viên không thể đến trường, đã thôi thúc thay đổi cách dạy học thích ứng với môi trường mới. Bước đầu, đã có những kết quả ở các cơ quan giáo dục, rất khích lệ, song song đó cũng có nhiều hạn chế, thử thách cần vượt qua để thành công ở các cơ sở giáo dục.
TS. Nguyễn Đông Phong cho rằng: “Ở địa phương, CĐS là chuyển đổi sang chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, không chỉ là vấn đề của một tổ chức, một cá nhân hay một trường học mà trở thành vấn đề toàn cầu. Do đó, giáo dục và đào tạo cũng phải CĐS để nâng cao chất lượng đào tạo”.
Lợi ích của CĐS trong giáo dục là giúp chủ động học tập chất lượng giáo dục và quản lý giáo dục được nâng cao đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật nghiên cứu. Nhìn nhận khó khăn và thách thức hiện nay là cơ sở vật chất hạ tầng mạng trang thiết bị còn thiếu và yếu, cơ sở dữ liệu số hóa chuyên ngành đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần hành lang pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả sở hữu trí tuệ.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh tham quan các mô hình được giới thiệu trong hội thảo Chuyển đổi số do ĐH UEH tổ chức. |
Ông Nguyễn Đông Phong đặc biệt lưu ý: “Cần mạnh dạn triển khai CĐS không chỉ có yếu tố công nghệ mà điều quan trọng là ở con người, các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng chấp nhận thay đổi để tư duy. Tính cạnh tranh của các cơ sở là vô cùng quan trọng các nhà lãnh đạo nhanh nhạy với thay đổi để chủ động thích ứng với điều kiện mới”.
Các cơ sở tùy theo tình hình thực tế mà có triển khai CĐS phù hợp tại đơn vị mình. Có thể bắt đầu dạy học online và nâng cao chất lượng dạy học online của hình thức này đến khi kiểm tra online, quản lý dạy học online,… hoặc chủ động thay đổi phương thức dạy học kết hợp với online và offline.
Cơ hội và thách thức
Ông Trịnh Văn Ngoãn- Phó Giám đốc Sở GD- ĐT cho biết, Sở đã triển khai nghiêm túc đầy đủ các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ GD- ĐT, lồng ghép các kế hoạch công văn chỉ đạo ngành về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại cơ sở giáo dục. Cụ thể, Sở tiếp tục hoàn thiện cơ sở hệ thống dữ liệu nhà trường đồng thời, đồng bộ với hệ thống thông tin quản lý giáo dục đảm bảo phục vụ tất cả cơ quan quản lý giáo dục”.
Hiện nay, Sở GD- ĐT đang sử dụng phần mềm hệ thống quản lý văn bản hồ sơ công việc của tỉnh đã thực hiện khai báo tài khoản cho 100% cán bộ công chức toàn sở khai thác sử dụng. Các cơ sở giáo dục khai thác sử dụng các hệ thống quản lý học tập trực tuyến đảm bảo đáp ứng được yêu cầu quản lý về kiểm định đánh giá quản lý lưu trữ hồ sơ công tác dạy học trực tuyến như k12 Online VNPT E- learning, mSchool,… để thay thế các ứng dụng đang sử dụng tận dụng tối đa nền tảng trực tuyến. Qua đó, khai thác có hiệu quả hoạt động như hướng dẫn học sinh tự học, giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh kiểm tra đánh giá và phối hợp với gia đình trong triển khai các hoạt động giáo dục.
Đại biểu tham quan các hình thức chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục. |
Nói về những khó khăn trong thực hiện CĐS, ông Trịnh Văn Ngoãn cho biết: CĐS đòi hỏi hạ tầng công nghệ viễn thông phát triển ở mức độ nhất định là yếu tố này liên quan đến nhiều mức độ phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phương do vậy ngành giáo dục không thể thực hiện một mình mà phải có sự đồng hành phối hợp giữa các ngành khác. Thêm vào đó là hỗ trợ thiết bị tối thiểu để học tập trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh. Đó là còn chưa kể nhiều nguy cơ kém an toàn trên không gian mạng ảnh hưởng đến học sinh, sẽ rất nguy hiểm nếu như chúng ta “đánh rơi, để lạc mất” người học trong không gian ảo.
Bên cạnh, việc có rất nhiều công cụ hỗ trợ giáo viên thiết kế tài liệu xây dựng bài để được xem là cơ hội phát triển nghề nghiệp chuyên môn rất tốt nhưng cũng khiến cho việc sao chép, nhân bản hồ sơ, giáo án, bài soạn thậm chí cả việc đánh giá nhận xét người học trở nên đơn giản và dễ dàng.
Theo ông Trịnh Văn Ngoãn, Sở GD- ĐT đã đề ra một số giải pháp như: tạo chuyển biến trong nhận thức, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện CĐS; tập trung đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Song song đó, nâng cao năng lực công nghệ thông tin cho đội ngũ các cơ sở giáo dục.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dịch COVID-19 đã đặt ra nhiều thách thức cho giáo dục và đào tạo trong việc đảm bảo tính liên tục trong hoạt động giảng dạy, vừa đảm bảo chất lượng và vừa hội nhập quốc tế; nhưng đồng thời cũng tạo ra động lực để trở nên mạnh mẽ hơn; tạo cơ hội để giáo viên, học sinh thích ứng, áp dụng phương thức dạy học trực tuyến. Mục tiêu trong giáo dục đã được tỉnh quan tâm và triển khai thực hiện trong khuôn khổ các chương trình thí điểm về xây dựng trường học hiện đại tiên tiến để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh trong xu thế phát triển của khu vực ĐBSCL và của cả nước. |
Bài, ảnh: CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin