Để giải ngân lượng vốn đầu tư công rất lớn năm 2022 (khoảng 542.000 tỷ đồng), gấp hơn 2,5 lần so với năm 2016 và nhiều hơn khoảng 110.000 tỷ đồng so với năm 2021, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về vấn đề này, đề cao hơn nữa trách nhiệm bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh- thành.
Để giải ngân lượng vốn đầu tư công rất lớn năm 2022 (khoảng 542.000 tỷ đồng), gấp hơn 2,5 lần so với năm 2016 và nhiều hơn khoảng 110.000 tỷ đồng so với năm 2021, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về vấn đề này, đề cao hơn nữa trách nhiệm bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh- thành.
Ngày 3/8, tại phiên họp thường kỳ tháng 7, Chính phủ cũng đã nghe các báo cáo và thảo luận về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Các ý kiến tại phiên họp khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, yêu cầu các bộ ngành, địa phương xác định giải ngân vốn đầu tư công là công việc trọng tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nếu như không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công thì phải kiểm điểm người đứng đầu, đồng thời thực hiện điều chuyển kế hoạch vốn.
Tuy nhiên, theo các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 31/7/2022 là 186.848,16 tỷ đồng, mới đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Có 41/51 bộ, cơ quan Trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, vừa qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhưng tình hình vẫn chưa chuyển biến mạnh, giải ngân chậm vẫn là căn bệnh kéo dài nhiều năm nay. Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, tình trạng “tiền để đấy không tiêu được” là “rất xót ruột và sốt ruột”.
Thủ tướng nêu rõ, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ khó. Nhưng, càng khó khăn, càng phức tạp, càng phải giữ vững bản lĩnh, phát huy trí tuệ, dân chủ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ hơn, có biện pháp, giải pháp phù hợp với tình hình và yêu cầu công việc.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh vốn giữa các bộ, ngành, địa phương; các bộ, ngành, địa phương tự điều chỉnh vốn trong nội bộ. Các bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt thì phải khiêm tốn, cầu thị, học hỏi, tham khảo các mô hình, cách làm của những nơi làm tốt như thành lập các tổ công tác, đôn đốc, giao ban hàng tháng…
YÊN HƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin