Giảm thuế để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

06:07, 14/07/2022

Chủ trì phiên họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia- Lê Minh Khái đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, cấp có thẩm quyền về phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định; nghiên cứu phương án giảm các loại thuế khác để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.

Chủ trì phiên họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia- Lê Minh Khái đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, cấp có thẩm quyền về phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định; nghiên cứu phương án giảm các loại thuế khác để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng yêu cầu việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ những tháng cuối năm cần tiếp tục kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hiệu quả; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phối hợp với các cơ quan liên quan điều hành đồng bộ, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo Chính phủ về phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định; Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trong nước. Khuyến khích các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí hoạt động để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.

Tại cuộc họp, các chuyên gia kinh tế, thành viên hội đồng nêu các rủi ro của tình hình kinh tế, chính trị thế giới trong thời gian tới có thể tác động tới Việt Nam như: “3 tăng, 1 giảm” (bất định tăng; giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá tăng; rủi ro về tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng tăng. Một giảm là tăng trưởng kinh tế giảm). Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới khá u ám, Việt Nam là một điểm sáng, khi kinh tế đất nước phục hồi mạnh mẽ, năm nay có thể đạt tăng trưởng GDP khoảng 6,8- 7%...

Dù trước mắt còn rất nhiều khó khăn và bất định, nhưng theo các chuyên gia vẫn phải nghĩ đến những yếu tố dài hạn. Trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ cần hết sức thận trọng, linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo dư địa điều chỉnh với bất định, “không được tất tay”; tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; nâng cao năng lực quản trị để chủ động các giải pháp ứng phó với những tình huống diễn biến khó lường.

N. HOÀNG

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh