Miền Tây dần mở cửa

09:10, 02/10/2021

Buổi sáng ngày đầu tiên của tháng 10 đường phố trở nên đầy sức sống với nhiều hoạt động mua bán dần trở lại, người dân ra đường đông đúc hơn. Nhiều tỉnh- thành ở ĐBSCL đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng cũng khuyến cáo người dân không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch COVID-19.

Buổi sáng ngày đầu tiên của tháng 10 đường phố trở nên đầy sức sống với nhiều hoạt động mua bán dần trở lại, người dân ra đường đông đúc hơn. Nhiều tỉnh- thành ở ĐBSCL đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng cũng khuyến cáo người dân không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch COVID-19.

Từ 12 giờ ngày 30/9, toàn TP Cần Thơ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Các chốt kiểm soát đã được dỡ bỏ, sau gần 3 tháng thực hiện Chỉ thị 16. Tại An Giang, từ ngày 7/9 toàn tỉnh đã giãn cách theo Chỉ thị 15 và đến nay nhiều nơi trong tỉnh đã kiểm soát được dịch. Lãnh đạo tỉnh này cho biết sẽ bàn bạc kỹ để xem nới lỏng và tạo điều kiện mở cửa một số ngành hàng cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất nhưng phải có kiểm soát.

Mở cửa thận trọng, từng bước là giải pháp được nhiều tỉnh- thành áp dụng. Tại Vĩnh Long, từ 0 giờ ngày 1/10- 15/10, tỉnh áp dụng các biện pháp hành chính trong phòng chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 19, trừ các địa bàn, khu vực còn đang thực hiện phong tỏa. Cho phép mở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề, lĩnh vực nhưng phải bảo đảm an toàn phòng chống dịch theo quy định; người dân được đi lại bình thường trong nội tỉnh...

Việc kiểm soát dịch theo chiều hướng khả quan, giãn cách xã hội ở các địa phương được nới lỏng không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp phấn khởi và chuẩn bị khởi động để bắt nhịp “bình thường mới”, mà còn đem đến nhiều kỳ vọng cho ngành sản xuất công nghiệp tăng trưởng trong quý IV.

Bộ Công thương nhìn nhận, hoạt động sản xuất công nghiệp 9 tháng qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, tại một số tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội và các tỉnh- thành phía Nam- là các trung tâm sản xuất hàng hóa lớn, có các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp lớn cho phát triển công nghiệp bị tạm dừng hoạt động khiến cho sản lượng hàng hóa giảm mạnh, ảnh hưởng lớn tới các chuỗi cung ứng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Người lao động nghỉ việc ảnh hưởng lớn đến việc tuyển dụng lao động trở lại khi sản xuất phục hồi.

Để chặn đà suy giảm xuất khẩu và phục hồi sản xuất, Bộ Công thương đã và đang tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định FTA đã có hiệu lực; hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách.

TRẦN PHƯỚC

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh