Trong khi các lực lượng chức năng đang ngày đêm căng mình chống dịch COVID-19 đem lại sự bình yên cho cuộc sống, thì trên các nền tảng mạng xã hội hàng ngày có không ít những thông tin giả, tin sai sự thật gây dư luận lo lắng, hoang mang và rất bức xúc. Đây cũng là loại "vi rút" gây hậu quả khôn lường cần phải ngăn chặn và mạnh tay xử lý.
Trong khi các lực lượng chức năng đang ngày đêm căng mình chống dịch COVID-19 đem lại sự bình yên cho cuộc sống, thì trên các nền tảng mạng xã hội hàng ngày có không ít những thông tin giả, tin sai sự thật gây dư luận lo lắng, hoang mang và rất bức xúc. Đây cũng là loại “vi rút” gây hậu quả khôn lường cần phải ngăn chặn và mạnh tay xử lý.
Gần đây, một thông tin lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội có nội dung: “Vừa rồi đồng nghiệp của tôi nhận được một cuộc gọi hỏi rằng anh ấy đã được tiêm phòng chưa. Nếu anh ta tiêm phòng, hãy nhấn phím 1; nếu anh ta chưa được tiêm phòng, nhấn phím 2. Kết quả là anh ta nhấn phím 1, điện thoại bị chặn và thông tin ngân hàng trực tuyến và thẻ thanh toán swk thường xuyên sử dụng của anh ta đều được chuyển”.
Thông tin đánh trúng tâm lý, khiến nhiều người lo âu nên khi vừa nhận được đã lập tức gửi cho người thân, bạn bè. Tuy nhiên, ngay sau đó, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) khẳng định nội dung thông tin trên là giả mạo.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tin giả lan truyền trên mạng xã hội đã và đang đưa đến những hậu quả tiêu cực. Điểm chung nhất của tin giả đó là tính chất thông tin đưa ra không đúng với toàn bộ hoặc một phần sự thật. Với đặc tính lan truyền thông tin mạnh mẽ trên mạng xã hội, điều này là hết sức nguy hiểm.
Thực tế, những tin giả, tin thiếu kiểm chứng cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nội dung thông tin không đúng sự thật dễ làm người dân hiểu sai chủ trương, biện pháp phòng chống dịch của cấp ủy, chính quyền các cấp; làm giảm sự đồng thuận trong xã hội; gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh trên phạm vi rộng; cản trở tinh thần đoàn kết toàn dân trong “cuộc chiến” chống dịch COVID-19 hiện nay.
Người dân hãy nêu cao cảnh giác với loại “vi rút” tin giả nhưng gây hậu quả thật này, bằng cách tham khảo các thông tin từ các trang báo chính thống, đừng vội vàng chia sẻ, comment khi thông tin chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng tính chính xác. Bởi người truyền thông tin giả sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự…
Do vậy, VAFC khuyến cáo người dân và cộng đồng mạng không chia sẻ tin giả, khi có yêu cầu hỗ trợ liên quan dịch bệnh hãy gọi ngay cho đường dây nóng của chính quyền địa phương, ngành y tế, công an và lực lượng chức năng khác.
AN HƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin