Nhiều nông dân cho hay, để chuẩn bị tốt nhất cho vụ lúa Đông Xuân 2022 - 2023, nông dân đã bỏ vụ lúa Thu Đông năm 2022.
Chi phí sản xuất tăng cao khiến nông dân lo lắng. |
(VLO) Nhiều nông dân cho hay, để chuẩn bị tốt nhất cho vụ lúa Đông Xuân 2022 - 2023, nông dân đã bỏ vụ lúa Thu Đông năm 2022.
Song, sản xuất lúa Đông Xuân năm nay gặp nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi, dịch hại tấn công, khiến chi phí sản xuất vụ lúa này tăng cao so những năm trước.
Cụ thể, đầu vụ lúc gieo sạ, gặp nhiều cơn mưa lớn nên lúa bị chết giống, mặc dù đã sạ bổ sung, sạ lại nhưng có nhiều ruộng vẫn không đủ mạ để giặm.
Đặc biệt, chuột gây hại sớm với mức độ nghiêm trọng hơn các năm trước, chuột cắn phá ngay từ giai đoạn lúa đẻ nhánh.
Chú Nguyễn Văn Bảy (xã Long An, huyện Long Hồ) cho biết: “Tôi có 4 công lúa đã xuống giống vụ Đông Xuân. Nhưng vụ này khó khăn hơn các năm trước bởi lúc sạ bị mưa, hao hụt giống, rồi phải tốn thêm tiền mua thuốc trộn vào lúa giống bổ sung để diệt ốc, lại thêm bị chuột cắn phá, bọ trĩ gây hại.
Tốn 2 đợt phân rồi mà lúa vẫn chưa phục hồi. Khoảng tháng nay chi phí đã tăng 10 - 25% so với vụ cùng kỳ”.
Để giảm chi phí sản xuất, ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT khuyến cáo: Trong điều kiện phân bón vô cơ tăng cao, nông dân nên sử dụng linh hoạt, tận dụng phân chuồng, phân hữu cơ thay thế một phần phân hóa học cũng như là bón phân theo yêu cầu sinh trưởng cây trồng, lúa, giảm thất thoát phân bón và điều chỉnh mực nước cho phù hợp nhằm tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, năng suất cao mà giảm giá thành.
Tin, ảnh: TRÀ MY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin