Tính đúng, tính đủ giá điện

03:11, 03/11/2023

"Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" là tọa đàm do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 31/10, với sự tham dự của các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia kinh tế, năng lượng để hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn về vấn đề này.

“Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp” là tọa đàm do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 31/10, với sự tham dự của các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia kinh tế, năng lượng để hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn về vấn đề này.

Là một sản phẩm hàng hóa đặc thù, phục vụ sản xuất kinh doanh, song ở khía cạnh xã hội, điện năng cũng là ngành trực tiếp phục vụ đời sống dân sinh… Trong bối cảnh đất nước ta còn nhiều khó khăn và để bảo đảm sự hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện các mục tiêu xã hội, thời gian qua, việc tính toán chi phí giá thành đối với điện còn chưa được đầy đủ, vẫn mang màu sắc “bao cấp”, bù trì; sự phân định giữa giá điện phục vụ sản xuất, với giá điện phục vụ mục tiêu xã hội, mục tiêu an sinh nhiều lúc còn chưa rạch ròi, lằn ranh còn thiếu rõ nét, dẫn đến giá bán điện chưa được hạch toán đầy đủ giữa chi phí đầu vào và giá thành bán ra. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

PGS.TS Trần Đình Thiên- nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng giá điện tại Việt Nam vẫn có sự điều tiết của Nhà nước để hỗ trợ các lực lượng yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên cái giá phải trả là thị trường mất cân bằng, đặc biệt là bên sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và nhiều doanh nghiệp sản xuất điện bị lỗ rất nặng.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa- nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá điện thấp sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế như dòng tiền để tiếp tục đầu tư kinh doanh, khó khăn trong thu hút đầu tư xây dựng hệ thống nguồn điện, truyền tải, phân phối. Các nhà đầu tư trong hay ngoài nước chỉ làm khi có lợi nhuận, nếu không bù đắp đủ chi phí thì họ không thể đầu tư. Thiếu điện sẽ gây ra nhiều hệ lụy, từ sản xuất đến kinh tế.

TS Hà Đăng Sơn, chuyên gia năng lượng, cho biết giá điện thấp không thay đổi được hành vi tiêu dùng của người sử dụng điện. Các nhà đầu tư vẫn sử dụng công nghệ cũ, gây lãng phí, giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Thời gian qua, Bộ Công Thương và các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực để đưa ra các quy định và đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả song cũng đã đến ngưỡng. “Đã đến lúc cần thay đổi, tính theo đúng giá thị trường theo nguyên tắc để thị trường quyết định. Tuy nhiên cần tách bạch phần hỗ trợ cho nhóm yếu thế để tránh cho doanh nghiệp ngành điện phá sản”- PGS.TS Trần Đình Thiên nêu quan điểm.

LÝ AN

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh