Bộ Nông nghiệp - PTNT vừa gửi đề nghị UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tham gia ý kiến để hoàn thiện Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL", đồng thời đề xuất quy mô diện tích và dự kiến địa bàn tham gia.
Lúa sản xuất tại ĐBSCL chiếm trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. |
(VLO) Bộ Nông nghiệp - PTNT vừa gửi đề nghị UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tham gia ý kiến để hoàn thiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”, đồng thời đề xuất quy mô diện tích và dự kiến địa bàn tham gia.
Mục tiêu của đề án nhằm hình thành và phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh ở ĐBSCL trên quy mô lớn để nâng cao thu nhập của người trồng lúa và hiệu quả của chuỗi giá trị lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu hiệu quả cao, góp phần phát triển ĐBSCL bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cụ thể, đến năm 2025: diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao toàn vùng ĐBSCL đạt trên 500.000ha, tương ứng khoảng 1 triệu ha gieo trồng và sản lượng đạt khoảng 6,2 triệu tấn lúa (khoảng 3,8 triệu tấn gạo); lợi nhuận bình quân của người trồng lúa đạt trên 35%; lượng gạo xuất khẩu có thương hiệu gạo Việt Nam đạt 760.000 tấn (chiếm 20% sản lượng gạo trong vùng đề án).
Đến năm 2030: diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao toàn vùng ĐBSCL đạt 1 triệu ha, tương ứng khoảng 2 triệu ha gieo trồng và sản lượng đạt khoảng 12,4 triệu tấn lúa (khoảng 7,7 triệu tấn gạo); lợi nhuận bình quân của người trồng lúa đạt trên 40%; lượng gạo xuất khẩu có thương hiệu gạo Việt Nam đạt 2,3 triệu tấn (chiếm 30% sản lượng gạo trong vùng đề án)…
Bình quân 1ha lúa chất lượng cao được đầu tư 40 triệu đồng. Tổng đầu tư từ năm 2023 - 2030 là 40.048 tỷ đồng.
Tin, ảnh: NGUYÊN KHANG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin