Năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Năm 2022 đi qua với sự quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế. |
(VLO) Năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Buổi họp mặt đầu xuân năm Quý Mão 2023 vừa được UBND tỉnh tổ chức đã thể hiện rõ quyết tâm, “nắm chặt tay hơn” của lãnh đạo tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong việc đồng hành - phát triển, góp phần hoàn thành các mục tiêu trong thời gian tới.
Một năm đồng hành - một năm thành công
Theo UBND tỉnh, năm 2022 là năm đầu thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Do đó, cùng với sự nỗ lực chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng DN, tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Long đứng top 10 cả nước và top 3 khu vực ĐBSCL.
Tỉnh Vĩnh Long hiện có trên 3.300 DN đang hoạt động ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Khu vực DN đóng góp khoảng 38% GRDP và chiếm 15,07% tổng số lao động đang làm việc tại tỉnh.
Cộng đồng DN từng bước hình thành được đội ngũ doanh nhân trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, sáng tạo, khởi nghiệp thành công các mô hình kinh doanh mới.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh- Lữ Quang Ngời, DN Vĩnh Long hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước mà nhiều DN, doanh nhân đã vươn tầm ra khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, đội ngũ doanh nhân còn luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, nhiều doanh nhân đã và đang tích cực tham gia các chương trình vì cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Đặc biệt, là trong đại dịch COVID-19 vừa qua.
Bà Nguyễn Thị Đoàn - Giám đốc Mobifone tỉnh Vĩnh Long cho biết, dịch COVID-19 đã gây rất nhiều khó khăn không chỉ đối với DN mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của các địa phương.
Tuy nhiên, DN đã luôn luôn lắng nghe và thực hiện sâu sắc các chỉ đạo, lãnh đạo của tỉnh nhằm vượt qua khó khăn. Có thể nói, năm 2022 là năm mà chính quyền địa phương đã cam kết đồng hành mạnh mẽ cùng DN để cùng vượt khó, cùng đạt được những kết quả rất thành công.
Ông Châu Tấn Đạt - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Tân Thành cho biết, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động và doanh thu của đơn vị.
Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, đã cho thấy sự kết nối, thân thiện và thể hiện cam kết cùng đồng hành mạnh mẽ.
“Năm 2023 được dự đoán còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, cộng đồng DN tin tưởng và mong muốn tỉnh tiếp tục tạo điều kiện để DN phục hồi mạnh mẽ và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới” - ông Đạt cho biết.
Để góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 và những năm tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh - Lữ Quang Ngời mong muốn và đề nghị các hội, hiệp hội DN phát huy vai trò cầu nối, kết nối, thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và DN, tìm giải pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc, là tiếng nói chung của cộng đồng DN trên địa bàn.
“Nắm tay chặt hơn” trong năm quan trọng
Năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Dự báo thời gian tới sẽ còn đối mặt với không ít khó khăn, rủi ro, thách thức.
Trong đó, dự báo chi phí nguyên vật liệu đầu vào tuy được điều tiết nhưng vẫn còn ở mức cao; dịch bệnh COVID-19 có dấu hiệu tăng trở lại và nguy cơ tiếp tục xuất hiện biến chủng mới; diễn biến bất thường của thời tiết,... sẽ tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khi đó, DN của tỉnh tuy có sự gia tăng về số lượng và nguồn vốn đăng ký kinh doanh, nhưng đa số các DN vẫn còn quy mô nhỏ, vốn thấp, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ còn hạn chế; chưa có các DN có thương hiệu lớn; DN đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế... Đây là những thách thức rất lớn cho sự phát triển của kinh tế tư nhân trong những năm tới.
Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh đang ngày càng lớn mạnh và có sự chung sức, đồng hành của chính quyền địa phương. |
“Trong bối cảnh đó, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu, hành động quyết liệt, kịp thời, hiệu quả để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo, góp phần xây dựng tỉnh Vĩnh Long phát triển nhanh và bền vững.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ để các DN vượt qua khó khăn, phát triển mạnh hơn nữa” - đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy - Bùi Văn Nghiêm cho biết.
Bí thư Tỉnh ủy - Bùi Văn Nghiêm cũng nhấn mạnh thêm, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh tiếp tục khẳng định: “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Phấn đấu hàng năm có thêm 400 DN thành lập mới; trong nhiệm kỳ, có 10 DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
Chủ tịch UBND tỉnh - Lữ Quang Ngời cũng cam kết với cộng đồng DN sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN.
Tăng cường đối thoại giữa chính quyền và DN các cấp để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN. Công khai, minh bạch thông tin, cơ chế chính sách, tạo thuận lợi để DN có thể tiếp cận và tham gia góp ý.
“Tiếp tục khuyến khích, động viên kịp thời tinh thần kinh doanh, ý chí khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong DN. Đồng thời tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho DN phát triển sản xuất kinh doanh; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DN theo quy định.
Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ DN có năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững”- Chủ tịch UBND tỉnh - Lữ Quang Ngời khẳng định.
Ông Nguyễn Tường Nam - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Vĩnh Long cho rằng, thời gian tới, mong rằng tỉnh có sự quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, khuyến khích phát triển văn hóa để phát triển kinh tế. Đồng thời, mong muốn có nhiều chương trình hỗ trợ để các DN tạo ra được các giá trị kinh tế mới. Đặc biệt là sắp tới cần tiếp tục có những chỉ đạo sâu sát hơn, sát cánh hơn cùng DN… |
Bài, ảnh: KHÁNH DUY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin