Năm 2022, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Ước đến cuối năm 2022 các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt kế hoạch đề ra.
Năm 2022, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Ước đến cuối năm 2022 các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt kế hoạch đề ra.
Ông LỮ QUANG NGỜI Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long |
Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 thực hiện đạt và vượt kế hoạch
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng khôi phục tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được xây dựng và thực hiện trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; triển vọng kinh tế thế giới trở nên khó khăn hơn.
Trước bối cảnh đó,
những chủ trương, chỉ đạo, điều hành phù hợp, linh hoạt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, việc triển khai quyết liệt của UBND các cấp, các sở, ban ngành tỉnh ngay từ đầu năm thực hiện “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp theo Nghị quyết
số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cùng với sự đồng thuận, quyết tâm của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đã thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phục hồi và phát triển.
Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, năm 2022, Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện đạt và vượt 20/21 chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết đề ra.
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh phục hồi và tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GRDP tăng 11,28% so năm 2021 và tăng 20,37% so với năm 2019. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng trên tất cả các khu vực. GRDP bình quân đầu người đạt 69 triệu đồng, tăng 15,4 triệu đồng so năm 2021 và tăng 16,1 triệu đồng so năm 2019.
Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phục hồi kinh tế được tập trung thực hiện kịp thời, các khu vực kinh tế đều có tốc độ tăng cao hơn cùng kỳ năm 2021.
|
Trong năm 2022, Vĩnh Long thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh. Ảnh: THẢO LY |
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị, năng suất và chất lượng sản phẩm; xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng sau thời gian bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, chỉ số sản xuất công nghiệp có mức tăng cao nhất từ năm 2010 đến nay.
Tổng vốn đầu tư phát triển 16.218 tỷ đồng, đạt 102,6% kế hoạch, tăng 10,5% so năm 2021. Tổng thu ngân sách nhà nước ước 6.707 tỷ đồng, đạt 103,44% dự toán năm. Thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng cao; du lịch phục hồi tích cực, tổng lượng khách và doanh thu ngành du lịch tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
|
Cống Vũng Liêm - công trình thủy lợi lớn, tiêu biểu của huyện Vũng Liêm, đang vận hành, khai thác hiệu quả, góp phần ngăn mặn trữ ngọt chủ động sản xuất. Ảnh: VINH HIỂN |
Thu ngân sách vượt dự toán được giao; lãi suất cho vay ổn định, nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay đều có tốc độ tăng cao, đảm bảo nhu cầu về nguồn vốn cho các thành phần kinh tế, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được triển khai thực hiện kịp thời, thiết thực; chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công được quan tâm.
Đến nay, tỉnh đã kiểm soát tốt dịch bệnh, tỷ lệ chuyển nặng, tử vong thấp; tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt kết quả cao; góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các gói chính sách hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh.
Cải cách hành chính phục vụ tốt
người dân và doanh nghiệp
Trong năm 2022, Vĩnh Long tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, gắn cải cách thủ tục hành chính với xây dựng chính quyền điện tử.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quy định, chính sách. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đi đôi với đảm bảo kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, bộ phận một cửa cấp huyện và cấp xã trong giải quyết thủ tục hành chính; triển khai thực chất dịch vụ công trực tuyến; không chỉ tăng số lượng các thủ tục hành chính kết nối điện tử mà cần đảm bảo tỷ lệ hồ sơ được thực hiện thuận lợi và thành công qua nền tảng điện tử.
Việc chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số được quan tâm chỉ đạo thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Mạng diện rộng của tỉnh đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh đang vận hành ổn định và được triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao từng chỉ số thành phần của các Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử, tăng tiện ích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh
Có thể nói, những nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết của nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng và phát triển, an sinh xã hội đảm bảo. Năm 2023, kinh tế trong nước vẫn còn các khó khăn như áp lực lạm phát, tỷ giá, chi phí sản xuất gia tăng, xuất khẩu một số thị trường truyền thống khó khăn; dịch COVID-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các biến chủng mới và rủi ro thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường…
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Vĩnh Long tập trung huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh; thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
Đảm bảo an sinh xã hội, giữ ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động thích ứng biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử; giải quyết khiếu nại, tố cáo, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh định hướng duy trì thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội; tỉnh chú trọng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung các giải pháp tư vấn, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp với các nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyển đổi số, thương mại điện tử, tham gia chuỗi giá trị bền vững... Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hình ảnh, vị thế của tỉnh để tăng khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững, thúc đẩy xuất khẩu nông sản; gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, giữa nông thôn với đô thị.
|
Cầu Cái Cam 2 hoàn thành sẽ có thêm nhiều tuyến đường mới nối liền Phường 9 với phường Trường An, giúp việc lưu thông rút ngắn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: TẤN PHONG |
Xây dựng, triển khai các chương trình, đề án trọng điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc sản của địa phương. Triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 18/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.
Năm 2023, Vĩnh Long tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 và kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đi đôi với đảm bảo kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.
|
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin