Chuyển đổi số: Hướng tới nền nông nghiệp hiện đại

10:01, 31/01/2023

Áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đã và đang làm thay đổi cách quản lý, phương thức sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Qua đó, từng bước hình thành một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững. 
 

Áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đã và đang làm thay đổi cách quản lý, phương thức sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Qua đó, từng bước hình thành một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững. 
 
Chuyển đổi số ngành nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Chuyển đổi số ngành nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
 
Nâng tầm giá trị nông sản
 
Theo các chuyên gia, chuyển đổi số trong nông nghiệp được xác định nhằm tạo dựng môi trường, kiến tạo thể chế, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, thúc đẩy chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Thời gian qua, việc chủ động ứng dụng công nghệ số vào quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho thấy nông nghiệp đang từng bước chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, phát triển nhanh, bền vững.
 
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong nông nghiệp, từ sự năng động, nhạy bén, người dân đã chủ động hơn trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh.
 
Cùng với doanh nghiệp, các trang trại công nghệ số đang được áp dụng khá đồng bộ; ngày càng có nhiều nông dân bắt đầu thử nghiệm ứng dụng các công nghệ hiện đại như: sử dụng máy bay không người lái để phun phân thuốc, truy xuất điện tử nguồn gốc sản phẩm nông sản, thực hiện bản đồ số vùng nguyên liệu…
 
Thành thạo sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc, anh Nguyễn Văn Hùng (xã Long An, huyện Long Hồ) chia sẻ: “Lúc đầu vẫn còn nhiều mới mẻ, bỡ ngỡ nhưng sau thời gian thử nghiệm tôi thấy việc áp dụng máy bay phun thuốc mang lại rất nhiều lợi ích, chỉ cần bấm nút và đứng trên bờ ruộng để điều khiển và quan sát.
 
Đặc biệt, với cách này, nông dân giảm được lượng nước và lượng thuốc trừ sâu, từ đó giảm được chi phí, bảo vệ sức khỏe và hạn chế tác động đến môi trường”.
 
Trong khi đó, việc ứng dụng công nghệ số sử dụng trong kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số đã góp phần tạo thuận lợi, giảm chi phí trung gian cho người dân và minh bạch thông tin về hàng hóa khi tới tay người tiêu dùng. 
 
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT - Nguyễn Văn Liêm: Hiện nay, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được xem là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế, nhất là trong việc đồng hành cùng Chính phủ để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
 
Đây là cơ hội để sản xuất nông nghiệp Vĩnh Long thay đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị, góp phần quan trọng làm thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Thay vào đó là một nền nông nghiệp minh bạch dữ liệu và thông tin sản phẩm giúp sản xuất nông nghiệp Vĩnh Long vươn xa và có trách nhiệm hơn đối với người tiêu dùng. 
 

Định hướng chuyển đổi số ngành nông nghiệp trong thời gian tới sẽ thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi HTX là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Kỳ vọng phát triển nền nông nghiệp bền vững, hiện đại

 
Đến nay, toàn tỉnh cũng đã xây dựng được một số mô hình sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ số, nhất là các mô hình tưới nước tiết kiệm, mô hình phun thuốc bằng máy bay,…
 
Mặc dù vậy, chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Vĩnh Long vẫn còn không ít khó khăn. Các mô hình trình diễn chỉ mới ở mức quy mô nhỏ, tỷ lệ ứng dụng đại trà công nghệ số còn nhiều hạn chế và hầu hết dừng lại ở việc ứng dụng công nghệ từng phần. Trình độ nông dân- đội ngũ lao động trực tiếp đưa công nghệ số vào sản xuất còn thấp... 
 
Áp dụng máy bay phun thuốc trừ sâu.
Áp dụng máy bay phun thuốc trừ sâu.
Ông Trương Thành Dãnh - Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT cho rằng: Tiềm năng chuyển đổi số trong nông nghiệp còn rất lớn. Công tác chuyển đổi số nông nghiệp đang nhận được sự ủng hộ của các cơ quan, bộ, ngành, doanh nghiệp. Những người hưởng lợi trực tiếp từ chuyển đổi số, từng doanh nghiệp, nông dân phải có trách nhiệm, tích cực tham gia vào xây dựng dữ liệu để tạo ra kho dữ liệu khổng lồ đáp ứng chuyển đổi số nông nghiệp.
 
“Chuyển đổi số là một tất yếu của thời đại, nhưng đó là quá trình vừa khó khăn, vừa phức tạp, đòi hỏi mỗi người trong chuỗi sản xuất phải thay đổi nhận thức, có quyết tâm và khát vọng. Chính quyền địa phương với vai trò là người định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ và thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Do vậy, kế hoạch thực hiện phải phù hợp với từng giai đoạn, phù hợp với nguồn lực, không được vội vàng cũng không chậm chạp thì mới thành công”- ông Trương Thành Dãnh nhấn mạnh.
Vĩnh Long đã xây dựng được một số mô hình sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ số.
Vĩnh Long đã xây dựng được một số mô hình sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ số.
 
Có thể thấy rằng, chuyển đổi số trong nông nghiệp có vai trò quan trọng trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao và bền vững, khẳng định vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế.
 
Để giúp công tác chuyển đổi số ngày càng lan tỏa mạnh mẽ hơn trong thời gian tới rất cần sự vào cuộc, phối hợp của các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là sự chủ động thay đổi tư duy, tiếp cận khoa học, công nghệ của nông dân.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Lê Minh Hoan: Bằng chuyển đổi số, chúng ta sẽ xóa đi sự mù mờ trong sản xuất nông sản. Chuyển đổi số là hành trình xuyên suốt, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam với các quốc gia khác. Phải xây dựng thương hiệu để nông sản Việt Nam tiến tới minh bạch, tích hợp hình ảnh, cảm xúc, truyền thông đa phương tiện vào sản phẩm. Làm sao để người nông dân hiểu rằng: “Tôi đi bán trái thanh long nhưng không phải chỉ bán thanh long, mà là bán cái văn hóa, cái cá tính của tôi, thương hiệu của tôi nằm trên bản đồ chuyển đổi số”.


Bài, ảnh: THẢO LY
 
 
Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh