Nền kinh tế số Việt Nam đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng 38%, cao hơn mức trung bình 33%/năm của cả khu vực Đông Nam Á tính từ năm 2015 đến nay. Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới thương mại điện tử (TMĐT) mang đến cơ hội đầy tiềm năng, nhưng cũng tiềm ẩn hàng loạt thách thức cho các doanh nghiệp chuyển phát nhanh tại Việt Nam.
Nền kinh tế số Việt Nam đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng 38%, cao hơn mức trung bình 33%/năm của cả khu vực Đông Nam Á tính từ năm 2015 đến nay. Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới thương mại điện tử (TMĐT) mang đến cơ hội đầy tiềm năng, nhưng cũng tiềm ẩn hàng loạt thách thức cho các doanh nghiệp chuyển phát nhanh tại Việt Nam.
Báo cáo “Việt Nam: Thương mại điện tử (TMĐT) tăng tốc sau COVID-19” của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT trong năm 2021 vừa qua. Kết quả khảo sát 4 sàn TMĐT thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam cho thấy: tỷ lệ tăng trưởng dao động trong khoảng từ 8% tới 50%; số lượng đơn hàng trong tháng 6 đến tháng 9/2021 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, giá trị mỗi đơn hàng cũng tăng từ 8% đến 10% so với dự báo từ đầu năm.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường lớn nói trên, nhiều đơn vị vận chuyển nhanh chóng được thành lập và đăng ký, mang đến sự sôi động cho ngành chuyển phát nhanh tại Việt Nam. Theo báo cáo từ Vụ Bưu chính, tính đến ngày 30/9/2021, số lượng doanh nghiệp bưu chính lũy kế đã cán mốc 650 doanh nghiệp, tăng 67 doanh nghiệp so với cuối năm 2020. Sức ép cạnh tranh lớn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong ngành phải liên tục đầu tư, ứng dụng công nghệ mới nhất cũng như đưa ra các giải pháp sáng tạo.
Bên cạnh đó, TMĐT giờ không chỉ còn gói gọn trong lãnh thổ Việt Nam mà đã mở rộng phạm vi xuyên biên giới. Ngày nay, bất cứ ai cũng có thể trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng dễ dàng xuất, nhập khẩu hơn, mở rộng đường cho sản phẩm của mình đến tay khách hàng nước ngoài. Đón đầu làn sóng này, J&T Express đã cho ra mắt dịch vụ J&T International để gia tăng độ phủ tới đa tệp khách hàng ở cả thị trường quốc tế. Đến nay, J&T International đã phủ sóng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn cầu, đáp ứng nhu cầu vận chuyển đến năm châu. Từ đầu tháng 1/2022, J&T Express tiếp tục mở rộng mạng lưới ở khu vực Trung Đông, bắt đầu với Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Để số lượng đơn hàng khổng lồ được xử lý mỗi ngày luôn song hành với chất lượng, nhiều doanh nghiệp trên thị trường bắt đầu ứng dụng công nghệ 4.0 vào các dịch vụ, tiêu biểu có thể kể đến dịch vụ vận tải với chuỗi cung ứng IoT (Mạng lưới vạn vật kết nối Internet), công nghệ bản sao kỹ thuật số (Digital Twins); dịch vụ kho bãi với ứng dụng nhà kho thông minh hay kho hàng tự động… Không nằm ngoài xu thế, trung tâm trung chuyển thứ 37 lớn nhất Việt Nam của J&T Express ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như hệ thống phân loại thông minh DWS, quy trình xử lý tự động theo quy chuẩn Smart Logistics và hệ thống băng chuyền ma trận tự động. Nhờ vậy, các kiện hàng được phân loại với độ chính xác cao, rút ngắn thời gian xử lý, đảm bảo vẹn nguyên đến tận tay người nhận.
Số ít doanh nghiệp chuyển phát nhanh như J&T Express còn cẩn thận trang bị thêm phòng khử khuẩn toàn thân, test COVID-19 định kỳ 2 lần/tháng cho đội ngũ nhân viên nhằm đảm bảo đơn vị luôn có thể duy trì hoạt động xuyên suốt. J&T Express cũng là doanh nghiệp tiên phong đưa ra nhiều sáng kiến “nhỏ mà có võ” nhằm hạn chế tiếp xúc trong giai đoạn COVID-19 như huy hiệu xác nhận “Tôi đã tiêm vắc xin COVID” và “Thẻ bưu kiện an tâm” có thông báo thân nhiệt của shipper.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin