Trong một nghiên cứu lớn với 212.046 người tham gia, sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) để thực hiện hoặc nhận cuộc gọi có liên quan đáng kể với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp mới khởi phát cao hơn, đặc biệt là ở những người dùng tần suất cao. Tỷ lệ tăng huyết áp chuẩn hóa theo tuổi trên toàn cầu là 24,1% ở nam giới và 20,1% ở nữ giới vào năm 2015.
Trong một nghiên cứu lớn với 212.046 người tham gia, sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) để thực hiện hoặc nhận cuộc gọi có liên quan đáng kể với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp mới khởi phát cao hơn, đặc biệt là ở những người dùng tần suất cao. Tỷ lệ tăng huyết áp chuẩn hóa theo tuổi trên toàn cầu là 24,1% ở nam giới và 20,1% ở nữ giới vào năm 2015.
Trong những năm gần đây, ĐTDĐ đã trở thành thiết bị của cuộc sống hàng ngày trên khắp thế giới, với ước tính có khoảng 8,2 tỷ thuê bao trên toàn thế giới vào năm 2020. Điều này đặt ra những câu hỏi quan trọng về sự an toàn của việc sử dụng ĐTDĐ để thực hiện hoặc nhận cuộc gọi, đặc biệt đối với những người sử dụng nhiều.
Chẳng hạn, một số nghiên cứu trên động vật hoặc tế bào người cho thấy rằng việc tiếp xúc lâu dài với trường điện từ tần số vô tuyến phát ra từ ĐTDĐ có liên quan đến stress oxy hóa, tăng viêm và tổn thương DNA, tất cả đều có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh cao huyết áp.
“Phát hiện của chúng tôi cho thấy nói chuyện trên ĐTDĐ có thể không ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển huyết áp cao miễn là thời gian gọi hàng tuần được giữ dưới nửa giờ”, GS Xianhui Qin ĐH Y khoa Nam- tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
ĐÔNG NGHI
(Nguồn: Sci.News)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin