Trẻ chơi trò chơi điện tử hoặc xem video trên điện thoại nhiều dễ mắc chứng OCD

10:12, 25/12/2022

Một nghiên cứu các nhà khoa học ĐH California, San Francisco cho thấy một đứa trẻ dành thời gian chơi trò chơi điện tử 1 giờ/ngày sẽ làm tăng 13% nguy cơ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Mối tương quan giữa việc xem video trên điện thoại và OCD là 11%.

 

Một nghiên cứu các nhà khoa học ĐH California, San Francisco cho thấy một đứa trẻ dành thời gian chơi trò chơi điện tử 1 giờ/ngày sẽ làm tăng 13% nguy cơ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Mối tương quan giữa việc xem video trên điện thoại và OCD là 11%.

Dành quá nhiều thời gian trên màn hình trong thời thơ ấu có liên quan từ nhiều thứ như: rối loạn ăn uống, các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cuộc sống sau này.

9.204 trẻ em từ 9 - 10 tuổi được khảo sát về thời gian chơi game và xem tivi sau 2 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện chúng dành trung bình 3 giờ 54 phút để nhìn vào màn hình mỗi ngày, trừ thời gian dành cho các thiết bị tại trường học cho mục đích giáo dục. Kết quả theo dõi, 405 trẻ em (4,4%) đã được chẩn đoán mắc OCD.

TS Jason Nagata - bác sĩ nhi khoa, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Nghiện màn hình có liên quan đến tính cưỡng chế và mất kiểm soát hành vi, đó là những triệu chứng cốt lõi của OCD”.

OCD là một tình trạng sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến khoảng 2,5 triệu người Mỹ trưởng thành và thường được chẩn đoán trước khi tròn 18 tuổi. Các triệu chứng gồm có những suy nghĩ không mong muốn hoặc khó chịu lặp đi lặp lại.

Những người mắc bệnh này có thể phát triển hành vi cưỡng chế - một hành động thể chất hoặc một hành động nào đó về mặt tinh thần - mà họ làm đi làm lại để cố gắng giải tỏa những suy nghĩ ám ảnh.

MINH CHÂU

(Nguồn: the Journal of Adolescent Health)

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh