Chiều 29/10/2021, đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long có ý kiến đóng góp trong phiên thảo luận ở tổ về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025; dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021- 2025).
Chiều 29/10/2021, đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long có ý kiến đóng góp trong phiên thảo luận ở tổ về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025; dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021- 2025).
* Đại biểu Nguyễn Thanh Phong: hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Đóng góp cho kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021- 2025, đề nghị bổ sung trong mục tiêu tổng quát: Nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng của một số ngành kinh tế chủ lực, ưu tiên.
Đối với vấn đề phát triển đô thị, kinh tế đô thị, cần chú trọng mở rộng không gian phát triển kinh tế đô thị theo vùng, phát huy lợi thế kết nối đa chiều. Thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù, xây dựng các mô hình mới để tạo đột phá trong phát triển kinh tế đô thị.
Ngoài ra, tiếp tục xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thích ứng với biến động của kinh tế thế giới, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Khai thác triệt để những lợi thế từ các FTA (Hiệp định thương mại tự do) thế hệ mới để thúc đẩy các nỗ lực cải cách kinh tế trong nước, sử dụng và phân bổ các nguồn lực hiệu quả. Bảo đảm tăng trưởng xanh để gắn kết tăng trưởng kinh tế với chú trọng bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đề nghị xem xét, bổ sung thêm trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 các chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí giám sát đánh giá về cơ cấu lại nông nghiệp và các giải pháp về đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu.
Đề nghị bổ sung các biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do đại dịch COVID-19; xây dựng, triển khai các kịch bản phòng chống tương ứng với các cấp độ của dịch; hoàn chỉnh quy trình phòng chống dịch; kiểm soát phù hợp người nhập cảnh, ngăn chặn hiệu quả nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài, bảo đảm phòng dịch từ sớm, từ xa. Đồng thời, các biện pháp phòng chống dịch cần được tính toán kỹ lưỡng, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.
Tiếp tục củng cố trạng thái bình thường mới, vừa phục hồi và phát triển kinh tế, vừa sẵn sàng phòng chống dịch trong tất cả các ngành, lĩnh vực và ở tại tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng; coi việc bảo đảm an toàn với dịch bệnh là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội. Chú trọng đẩy nhanh nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong phát triển vắc xin và có giải pháp để nhân dân tiếp cận, sử dụng vắc xin phòng dịch sớm nhất.
* Đại biểu Trịnh Minh Bình: quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch
Tôi cơ bản nhất trí với nội dung mục tiêu về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021- 2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021- 2025.
Đóng góp thêm cho vấn đề này, đề nghị quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai, đáp ứng yêu cầu cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh; đảm bảo sử dụng đất hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; duy trì quỹ đất trồng lúa hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; bảo vệ tài nguyên rừng, an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Cùng với đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần bảo đảm quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực đất đai, sử dụng đất hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; duy trì quỹ đất trồng lúa hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên rừng, an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thời gian qua, dự báo nhu cầu sử dụng đất của một số công trình, dự án trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với thực tiễn trong nền kinh tế của đất nước đang phát triển; việc xác định chỉ tiêu, quy mô diện tích một số công trình, dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn cao so với khả năng thực hiện của địa phương do thiếu những luận cứ mang tính khoa học vì vậy chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, tính khả thi chưa cao. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được toàn diện và thực sự nghiêm túc, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt.
Thời gian tới, đề nghị thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nhanh, bền vững, đảm bảo tính liên kết liên vùng, liên tỉnh, gắn kết hữu cơ giữa đô thị và nông thôn, gắn kết phát triển hạ tầng với quy hoạch dân cư, giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa trên bình diện quốc gia và từng địa phương.
Phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tổng thể từ trung ương đến địa phương, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo yêu cầu an ninh lương thực quốc gia, an ninh nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ các hệ sinh thái, di tích lịch sử, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; định hướng cho việc mở rộng không gian sử dụng đất thông qua việc khai hoang, lấn biển.
AN NHIÊN (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin