Thời điểm này, nếu có đi dọc theo ĐT903, sau khi qua cầu số 6 hướng về TT Cái Nhum (Mang Thít), người đi đường có thể bắt gặp hai cánh đồng có sắc màu khác nhau: Cánh đồng ở phía Bắc đường tỉnh thì lúa xanh rờn, vì đang là vụ lúa Hè Thu sớm, ở giai đoạn mạ. Trong khi cánh đồng ở phía Nam thì lúa Đông Xuân đã chín vàng, đang chờ thu hoạch.
Nếu không được kiểm soát tốt, cây trồng cạn, nhà cửa, công trình tiến nhanh ra ruộng, làm đất lúa thêm manh mún. |
Thời điểm này, nếu có đi dọc theo ĐT903, sau khi qua cầu số 6 hướng về TT Cái Nhum (Mang Thít), người đi đường có thể bắt gặp hai cánh đồng có sắc màu khác nhau: Cánh đồng ở phía Bắc đường tỉnh thì lúa xanh rờn, vì đang là vụ lúa Hè Thu sớm, ở giai đoạn mạ. Trong khi cánh đồng ở phía Nam thì lúa Đông Xuân đã chín vàng, đang chờ thu hoạch.
Tình trạng “đồng này gặt lúa, đồng kia lúa hãy còn xanh” không riêng ở Mang Thít mà còn thấy ở nhiều nơi trong tỉnh. Có lần nghe một cán bộ chuyên môn của ngành nông nghiệp bảo là tháng nào trên địa bàn tỉnh ta cũng có lúa gặt, lúa mới sạ.
Điều này do độ cao mặt ruộng ở những vùng có sự chênh lệch nhau. Có nơi mặt ruộng hình thành tự nhiên từ trước đến nay hoặc bởi khai thác đất ruộng lấy đất sét làm gạch, gốm, lắp mương, vườn… làm cho mặt ruộng không bằng phẳng. Bên cạnh, do tập quán sản xuất của nông dân ở mỗi vùng có khác nhau, hoặc nông dân tranh thủ thời điểm lúa giá cao, xuống giống nhanh để kịp có lúa bán. Vì vậy, lúa làm không đồng loạt thành cánh đồng lớn. Hiện nhiều nơi chỉ sản xuất đồng loạt trên cánh đồng nhỏ.
Những năm gần đây, cây trồng cạn (cây ăn trái, rau màu) được canh tác, nhà cửa, công trình, nhà xưởng… được xây dựng không theo quy hoạch, không được kiểm soát tốt, tiến nhanh ra đồng, nên đồng ruộng bị chia cắt và được sản xuất kiểu “da beo”.
Sản xuất lúa không đồng loạt, đồng ruộng manh mún có hại nhiều hơn có lợi. Ngoài không chủ động được khâu tưới, tiêu, còn bất lợi trong khâu ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, khâu tiêu thụ sản phẩm lúa sau thu hoạch. Chưa kể việc làm này tạo điều kiện cho dịch hại, nhất là chuột, rầy nâu và côn trùng có nơi ẩn trú, khi có điều kiện quay sang tấn công đồng lúa và cả cây trồng cạn.
Nếu không quản lý, kiểm soát tốt việc khai thác, sử dụng đất lúa thì những cánh đồng lớn, sản xuất đồng loạt có chủ động tất cả các khâu sản xuất, sản xuất theo chuỗi giá trị (thủy lợi, làm đất, bón phân, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm…) cũng sẽ “teo” dần. Điều này tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất.
Bài, ảnh: MỸ TRUNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin