Những người nên cẩn trọng khi giao tiếp

Cập nhật, 05:48, Thứ Năm, 15/10/2020 (GMT+7)

Cuộc đời con người rất ngắn ngủi, nếu mỗi ngày đều phải sống trong cảnh tranh giành, đoạt vị thì không những ta luôn sống trong trạng thái mệt mỏi mà hạnh phúc cũng chưa chắc đã có, vậy nên hãy sống một cuộc sống thanh thản không tranh giành sẽ tốt hơn.

Điều đầu tiên đó là tiền bạc. Đã là con người, ai cũng đều có sự ham muốn. Người thì trọng tình cảm, người thì ham danh vọng, có người lại thích tích lũy tiền bạc, coi tiền bạc là tình yêu lớn nhất cuộc đời.

Bởi theo họ chỉ có tiền mới đem lại cảm giác sung sướng. Họ coi tiền bạc là lẽ sống, cho nên khi giao tiếp với loại người này ta phải thận trọng.

Con người khi đến tuổi về chiều, không nên đặt việc kiếm tiền lên quá cao. Bởi việc kiếm tiền không còn là mục tiêu hàng đầu như thời còn trẻ nữa. Nó chỉ là vật ngoài thân, không thể không có, nhưng không vì tiền mà đánh mất đi sức khỏe.

Khi tuổi về chiều, chỉ mong sao bản thân và gia đình được khỏe mạnh, có thể sống một đời thanh thản, an lành đó mới là mục tiêu lớn nhất của đời người.

Trong cuộc sống có không ít người đề cao cái tôi một cách quá đáng, thích thể hiện, thích sĩ diện, họ chính là loại người “khẩu thị tâm phi”- ngoài miệng nói là phải, trong lòng lại nói trái.

Trước đám đông, họ thích thể hiện tài năng và khoe khoang những điểm tốt của mình, phóng đại hoặc tô vẽ quá mức về mình để nhận được sự trọng vọng của người đời.

Khi tiếp xúc với loại người này, cần tuyệt đối tránh không làm họ xấu hổ, không động đến cái tôi của họ. Khi nói chuyện, không nên mổ xẻ, đánh giá họ thế này hay thế khác, nên giữ thái độ bình thường, có thể hòa nhập mà không hòa tan.

Khi tuổi về chiều, việc thêm bạn bớt thù là rất quan trọng. Có thêm bằng hữu chính là có thêm người giúp đỡ khi mình gặp khó khăn, hoạn nạn, thêm người bên cạnh khi mình cô độc, thêm người động viên, giúp mình đứng dậy sau những tổn thương, như vậy cuộc sống mới vui vẻ và hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải tất cả những người ta tiếp xúc đều hợp tính hợp nết, hòa đồng với nhau.

Trong mối quan hệ đó sẽ có những sự bất đồng, ta phải biết tránh chỗ nhạy cảm của đối phương, không động vào những điều sẽ khiến họ tự ái, làm tổn thương lòng tự trọng của họ.

Có như vậy thì mối quan hệ mới tốt đẹp, từ đó có thể giảm bớt sự thị phi. Khi còn trẻ, ta tràn đầy nhiệt huyết, vì lý tưởng công bằng, trung thực, ta có thể sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ chân lý đó.

Nhưng khi về chiều, sẽ có những thay đổi xảy ra, ta sẽ không còn cần phải tranh cãi nhiều về việc phải trái đúng sai, bởi có tranh cãi cũng không giải quyết được vấn đề gì không khéo lại mang thêm phiền não vào thân. Nếu chỉ biết hiếu thắng trong tranh cãi mà không xem xét mình là ai; năng lực thế nào thì chắc chắn cái mất sẽ nhiều hơn cái được.

Phải căn cứ vào tình hình thực tế để rồi định đoạt mọi vấn đề, chứ không phải hơn nhau sự thắng thua trong tranh luận, nó chẳng giúp được gì cho ta cả. Khi trẻ, ta nói mà thiếu suy nghĩ trước sau, nhưng đến tuổi về chiều mới hiểu được “Họa từ miệng mà ra/ Bệnh từ miệng vào”.

Học được cách quản lý “cái miệng” của mình, không “khẩu nghiệp”, đó mới là điều nên làm. Khi trẻ, rất sợ sự cô đơn, muốn kết giao càng nhiều bạn càng tốt. Nhưng đến tuổi về chiều rồi, ta trở nên trầm tĩnh hơn, nên cũng chiêm nghiệm ra nhiều điều.

Dành tình cảm yêu thương cho đúng người, đúng việc. Khi trẻ, mua sắm chính là động lực để ta dốc hết sức lực đi làm. Đến tuổi về chiều, thì ham muốn vật chất đều giảm và cảm thấy mọi thứ càng đơn giản càng tốt.

Chung quy lại đời người là một hành trình của sự sống nếu ta biết vận hành một cách có chọn lọc thì cuộc sống sẽ gặt hái được nhiều điều tốt đẹp cuộc đời sẽ hạnh phúc viên mãn.

VÕ HOÀNG NAM