Đột phá hạ tầng giao thông

08:06, 07/06/2023

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định, hạ tầng giao thông là 1 trong 3 đột phá chiến lược với tư duy mới, cách làm mới đảm bảo cả 3 mục tiêu "chất lượng, tiến độ, hiệu quả". Mục tiêu tới năm 2030 cả nước phải có ít nhất 5.000km cao tốc.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định, hạ tầng giao thông là 1 trong 3 đột phá chiến lược với tư duy mới, cách làm mới đảm bảo cả 3 mục tiêu “chất lượng, tiến độ, hiệu quả”. Mục tiêu tới năm 2030 cả nước phải có ít nhất 5.000km cao tốc.

Rất đáng mừng chỉ trong nửa nhiệm kỳ, số chiều dài đường cao tốc Việt Nam được tăng thêm hơn 600km, tiếp tục nối liền trục Bắc- Nam.

Lần đầu tiên, ngoài việc thành lập BCĐ Nhà nước về các dự án giao thông tầm quốc gia, do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, năm 2022, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 6 dự án quan trọng quốc gia. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kết nối các công việc, theo dõi, đôn đốc, thúc đẩy, đề xuất xử lý các vướng mắc đều được linh hoạt giải quyết. Bên cạnh, với chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được Chính phủ chỉ đạo, trong nhiệm vụ phát triển kết cấu

hạ tầng giai đoạn 2021-2030, vai trò của địa phương ngày càng được khẳng định. Minh chứng là trong 1.300km thuộc 6 dự án cao tốc trọng điểm, có khoảng 500km được giao địa phương triển khai.

Theo kế hoạch trong năm 2023, 5 dự án giao thông lớn sẽ được đưa vào khai thác (ĐBSCL có 2 dự án là cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ), để tiếp tục hoàn thành mục tiêu các dự án cao tốc giai đoạn 2 dài 729km đến năm 2025.

Đón đầu cho những dự án cao tốc sắp hoàn thành, nhiều địa phương đã quy hoạch những khu vực để phát triển kinh tế. Hạ tầng đang cho thấy những thay đổi căn bản, quyết liệt trên thực tế. Đột phá chiến lược về hạ tầng đang tạo ra sự thay đổi từ thành thị tới nông thôn, và rộng hơn là liên kết vùng tạo nền tảng cho phát triển kinh tế- xã hội bền vững trong thời gian tới.

N. HOÀNG

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh