Đẩy mạnh tạo thêm việc làm mới và xuất khẩu lao động

08:07, 09/07/2021

Dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng công tác đào tạo nghề lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn thách thức.

 

Dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng công tác đào tạo nghề lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn thách thức.

Các đơn vị có chức năng phối hợp đem nghề về cho những người lao động nông thôn.
Các đơn vị có chức năng phối hợp đem nghề về cho những người lao động nông thôn.

Trong báo cáo 6 tháng năm 2021, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đưa ra định hướng sắp tới có nêu khó khăn này. Từ đầu năm đến nay, ngành đã tạo thêm việc làm mới cho gần 14.000 lao động, trong đó đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng hơn 500 người (kế hoạch tạo việc làm mới năm nay là 20.000 người, trong đó có 1.700 người diện xuất khẩu lao động). Dù có nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của dịch COVID-19, 6 tháng qua tỷ lệ tạo thêm việc làm mới cho lao động tăng hơn 86% cùng kỳ, trong đó xuất khẩu lao động tăng hơn 1,8%.

Hồi giữa tháng 6/2021, Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Vĩnh Long (trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội) phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mỹ Lộc đem nghề về xã, hàng chục cô dì chị em ở Ấp 8, Ấp 9 Mỹ Tân được vừa học vừa làm. Tham gia khóa học nghề đan khung ghế bằng dây nhựa, đa số chị em phụ nữ coi qua và làm theo đó rồi “biết làm liền hà”. Những nghề nông thôn quen thuộc từ đan đát, may gia công quen với chị em, cho đến hàn, làm hồ thuộc mảng của anh em đã, đang và sẽ được tiếp tục đem về xóm làng cho người lao động.

Chị Lê Thị Kim Thảo (44 tuổi, ở Ấp 8) đến lớp học này qua Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mỹ Lộc. Chị kể trước có đan dây nhựa tròn gia công, giờ tham gia đan khung với dây nhựa nên cũng dễ. Trong hơn 10 năm qua, chị làm công nhân, rồi may gia công tại nhà đã nghỉ việc do có con nhỏ và giờ quay lại nghề đan đát. “Dịch COVID-19, tôi xin nghỉ việc, cùng ông nhà lo miếng ruộng và thêm nghề này để đảm đương cuộc sống”- chị nói.

Theo ông Võ Văn Chiến- Trưởng Phòng Quản lý học viên thuộc Cơ sở Cai nghiện ma túy, cùng với thực hiện chính sách sau cai nghiện, việc đem nghề về nông thôn đã góp phần giải quyết nhu cầu thực tế của bà con về việc làm, thu nhập cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Phong Lan- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mỹ Lộc- cho hay hội sẽ vận động tuyên truyền vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh vừa để các chị em yên tâm làm nghề, góp phần chăm lo cuộc sống.

Theo đánh giá của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu về đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chưa đạt so với yêu cầu; tình trạng lao động bị mất việc làm ngày càng tăng nhưng nhu cầu đăng ký tìm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp chưa nhiều; công tác đào tạo nghề nông thôn; tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp; xuất khẩu lao động;... Đến cuối năm, ngành cùng các đơn vị trực thuộc còn tạo thêm việc làm mới cho hơn 6.100 lao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gần 1.200 người và nhiệm vụ này cần phải nỗ lực phấn đấu lớn.

Do đó, kiến nghị ngành Trung ương, ngành chức năng tỉnh yêu cầu sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách giảm nghèo, hỗ trợ đào tạo nghề để địa phương triển khai thực hiện. Những nghị quyết, đề án, quyết định theo kế hoạch được thông qua sẽ là điều kiện tháo gỡ những khó khăn và tạo tính đột phá mới trong thực hiện các chính sách của ngành năm 2021.

Bài, ảnh: MINH THÁI

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh