Khơi thông mương rạch

02:06, 15/06/2016

Lâu nay, chuyện người dân đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn đã thành phong trào rộng khắp, hầu như địa phương nào cũng có. Nhưng chuyện những nông dân bàn với nhau rồi đề xuất với chính quyền địa phương để nạo vét mương rạch, có lẽ là chuyện khá mới.

Lâu nay, chuyện người dân đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn đã thành phong trào rộng khắp, hầu như địa phương nào cũng có. Nhưng chuyện những nông dân bàn với nhau rồi đề xuất với chính quyền địa phương để nạo vét mương rạch, có lẽ là chuyện khá mới.

Đó là một con mương có từ lâu đời, chảy ngang qua cửa mấy chục gia đình, ghe xuồng vô ra thông thoáng, những con nước lớn tôm cá lội nhìn thấy bóng; đó cũng là nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt của bà con hồi cái thời chưa có nước máy, nên con mương rất quý.

Dần dần nhà cửa đông đúc, con lộ đá được hình thành, ghe xuồng cũng không cần dùng đến. Từ đó người ta vô tư xả rác, cùng vô số thứ dơ bẩn quăng xuống đó. Qua nhiều năm, con mương bị cạn dần rồi gần như bị san lấp hẳn đi.

Mất đi con mương, nhưng điều đáng nói là sự hôi thối và không đẹp mắt của cảnh quan môi trường, trong khi địa phương đã được lên nông thôn mới từ lâu. Tiếc nhất là mất đi nguồn nước tưới tiêu lặt vặt cho cây cảnh, cây ăn trái quanh nhà của nhiều gia đình.

Vậy là, từ đề xuất của một số vị cao niên trong xóm, bà con đã đồng tình đề xuất lên trên được phép nạo vét phục hồi lại con mương, theo hình thức xã hội hóa, với sự hỗ trợ một phần của chính quyền địa phương.

Chỉ tốn vài chục triệu, cộng với ngày công của mọi người bỏ ra, vậy là một con mương tưởng chừng bị khai tử đã được hồi sinh. Cái được lớn nhất là từ con mương đã xây dựng được ý thức về vệ sinh, về bảo vệ môi trường đã được nâng lên thấy rõ đối với mọi người. Việc hay, kể cho nhau nghe cùng học tập vậy.

Hailua@.com

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh