Địch Lộng là một thắng cảnh nổi tiếng thuộc xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn- Ninh Bình). Khu thắng tích này còn có chùa Địch Lộng xây vào năm 1740, đời Lê Hiển Tông
Địch Lộng là một thắng cảnh nổi tiếng thuộc xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn- Ninh Bình). Khu thắng tích này còn có chùa Địch Lộng xây vào năm 1740, đời Lê Hiển Tông.
Đường vào Địch Lộng là một con suối, hai bên là núi đứng sát nhau, chỉ chừa một lối cho ghe thuyền qua lại hẹp như cái cửa gọi là Kẽm Trống. Kẽm Trống nay thuộc xã Thanh Hảo (huyện Thanh Liêm- Hà Nam). Ở nơi non nước hữu tình này, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại một bài thơ đặc sắc, đó là bài “Kẽm Trống”.
Hai bên thì núi, giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không?
Gió giận sườn non khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long tong
Ở trong hang núi còn hơi hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
Qua cửa mình ơi nên ngắm lại
Nào ai có biết nỗi bưng bồng.
Năm 1821, trong chuyến kinh lý Bắc Hà, khi trở về Kinh đô, Vua Minh Mạng đã dừng chân ghé thăm Địch Lộng. Khi thuyền nhà vua sắp đi qua Kẽm Trống thì có một cận thần ngồi cùng thuyền đã đọc cho nhà vua nghe bài thơ Nôm trên.
Vua nghe xong mặt đỏ bừng vì nổi giận. Rồi nhà vua hạ lệnh cho dừng thuyền, đòi viên quan Gia Viễn phái sức dân đào con sông khác chảy vòng quanh chân núi Kẽm Trống, không qua Kẽm Trống để đến Địch Lộng nữa. Vua đã truyền, quan dân phải theo. Và con sông đào đã ra đời bằng hơn vạn ngày công của nhân dân trong vùng.
Sông đào xong, Vua Minh Mạng ngự thuyền đến thăm Địch Lộng và tự tay nhà vua đề năm chữ “Nam Thiên Đệ Tam Động” tức động đẹp thứ ba trời Nam.
TÀO ĐỖ ĐỨC NHÂN- st
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin