Trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong nước và thế giới kéo dài, nông nghiệp lại một lần nữa trở thành cứu cánh đối với nền kinh tế nước ta.
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong nước và thế giới kéo dài, nông nghiệp lại một lần nữa trở thành cứu cánh đối với nền kinh tế nước ta.
Một chuyên gia kinh tế nhận xét: “Trong số các ngành, chỉ duy nhất ngành nông nghiệp có giá trị thặng dư thương mại lên tới trên 10 tỷ USD/năm, qua đó tạo nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt giúp giảm nhập siêu hay còn gọi là “cứu” cán cân thanh toán thương mại”.
Nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng xuất khẩu. Song nông nghiệp cũng đối mặt với những khó khăn chưa từng có đối với con tôm và cá tra, khi xuất khẩu sụt giảm, hàng loạt doanh nghiệp thủy sản phải phá sản, nông dân treo ao…”.
Mặc dù nông nghiệp đã góp phần cứu nền kinh tế, song theo nhiều chuyên gia, hiện chính ngành nông nghiệp cũng đang cần được cứu, bởi khu vực này cũng đang đối mặt với hàng loạt khó khăn như nguồn đầu tư thấp, rủi ro thiên tai, dịch bệnh ngày càng nhiều…
Thực tế cho thấy, giá trị gia tăng của nông nghiệp nước ta trong thời gian qua vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên và nguồn lao động giá rẻ. “Nguồn tài nguyên rồi sẽ mất đi, trong khi lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng suy giảm do rất nhiều lao động nông thôn đã ra khu vực thành thị. Do đó, tăng trưởng nông nghiệp sẽ rất khó duy trì như hiện nay được mãi”.
Quá trình xây dựng phát triển đất nước, nông dân làm ra lương thực giúp cả nước vượt qua thiếu đói, tiếp tục làm “trụ đỡ” cả nền kinh tế nước nhà trong cơn khủng hoảng kinh tế nhưng nông dân đang rất cần được cứu…
Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cư dân nông thôn. Đề án đã vạch rõ hướng đi, đích đến, lộ trình, đi bằng phương tiện gì với các nhóm giải pháp. Nhưng thực hiện thành công hay không, nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều yếu tố và điều kiện thực thi.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin