Giải "đề toán lớn" cho Di sản đương đại Mang Thít

11:11, 18/11/2022

Ngày 18/11, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo khoa học đóng góp ý tưởng tổ chức hoạt động, triển khai Đề án Di sản đương đại Mang Thít.

 

Xem video clip: Hội thảo khoa học đóng góp ý tưởng Đề án Di sản đương đại Mang Thít

(VLO) Ngày 18/11, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo khoa học đóng góp ý tưởng tổ chức hoạt động, triển khai Đề án Di sản đương đại Mang Thít.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Tham dự hội thảo có ông Bùi Văn Nghiêm - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch  UBND tỉnh, cùng nhiều chuyên gia về lĩnh vực kinh tế, kiến  trúc, văn hóa, khoa học trong và ngoài nước.

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh - Lữ Quang Ngời “đặt hàng” mấy vấn đề cụ thể: “Thứ nhất, làm thế nào để biến “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành một vùng Di sản đương đại độc đáo có tầm cỡ quốc tế, một điểm đến hấp dẫn với chất lượng hàng đầu ở cả 3 khía cạnh về điểm tham quan- trải nghiệm, ăn nghỉ và lữ hành; kết nối, lan tỏa tác động tới các khu du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận?.

Thứ hai, làm thế nào để tạo công ăn việc làm và thu nhập cao, bền vững cho người dân địa phương, đảm bảo việc phát triển du lịch của vùng gắn với phát triển đời sống của người dân qua việc tái định cư tại chỗ?.

Thứ ba, là xác định trọng tâm và cách thức triển khai chính sách hỗ trợ, bảo tồn, quản lý lò gạch và hình thái không gian của quần thể di sản?.

Thứ tư, là làm thế nào để thu hút, định hướng đầu tư vào việc chuyển đổi khu vực di sản, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược, vừa sáng tạo, thực tiễn, vừa có cá tính và vì lợi ích chung của cộng đồng theo đúng tính chất của đề án?...

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Các chuyên gia, nhóm tư vấn đã đề ra nhiều giải pháp, những khuyến nghị dựa trên nhiều kinh nghiệm tiếp cận các di sản thế giới và qua quá trình thực tế nghiên cứu thực trạng làng nghề.

Những vấn đề cần làm ngay nhằm bảo vệ trọn vẹn vùng lõi làng nghề trước khi đề án được triển khai; những giải pháp kiến trúc; ý tưởng khai thác mang tính đột phá và kết nối nguồn lực đầu tư.

Tất cả có chung nhận định, làng nghề là tài sản vô giá của tỉnh Vĩnh Long; đồng thời khẳng định đề án nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

Tin, ảnh: NGỌC TRẢNG- TẤN ANH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh