Hội đồng thẩm phán TAND tối cao vừa đưa ra dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số điều của bộ luật Hình sự trong đó có tội: Hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô; "hành vi quan hệ tình dục khác"... Điều này đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận.
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao vừa đưa ra dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số điều của bộ luật Hình sự trong đó có tội: Hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô; “hành vi quan hệ tình dục khác”... Điều này đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận.
Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao vừa bổ sung nhiều quy định định tội dâm ô. Ảnh minh họa. |
Nhiều quy định chi tiết định tội “dâm ô”
Trao đổi với PV Lao Động, Th.S, Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng VP Luật sư Chính pháp, Hà Nội) nói, điều đầu tiên trong dự thảo Nghị quyết hướng dẫn của hội đồng thẩm phán đã liệt kê được một số khái niệm về hành vi xâm hại tình dục có vướng mắc để đưa ra những khái niệm, mô tả những đặc điểm như: Giao cấu, quan hệ tình dục khác, dâm ô, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được...
“Trong văn bản này, có lẽ nội dung quan trọng nhất là đã mô tả chi tiết hai khái niệm là “Dâm ô” và khái niệm “Quan hệ tình dục khác” để phân biệt với khái niệm “giao cấu” làm cơ sở xác định tội danh và cấu thành tội phạm. Dự thảo văn bản pháp luật mô tả rất nhiều hành vi có tính chất dâm ô theo hướng liệt kê và để ngỏ dùng dấu ba chấm (...). Văn bản này chi tiết hơn rất nhiều so với văn bản hướng dẫn trước đây đối với bộ luật hình sự năm 1985” - LS Cường nói.
ThS.LS Đặng Văn Cường (Đoàn LS TP Hà Nội) |
Theo LS Cường, khái niệm “Dâm ô” mà Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn đưa ra ngắn gọn nhưng tương đối chính xác, có tính chất khoa học để mô tả hành vi dâm ô đó là sờ mó, nắn bóp, hôn... vào bộ phận sinh dục hoặc những vùng, khu vực dễ mang lại cảm xúc, cảm giác thậm chí còn dùng dấu... để mở rộng vị trí tác động có thể là vào bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nạn nhân hoặc dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc nạn nhân tiếp xúc vào bộ phận sinh dục, những vùng nhạy cảm hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể đối tượng “nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục” của đối tượng thực hiện hành vi phạm tội.
Chứng minh mục đích tiếp xúc cơ thể của đối tượng
LS Đặng Văn Cường phân tích, dù mô tả nhiều hành vi, nhiều vị trí trên cơ thể mà đối tượng có thể tác động tới nạn nhân nhưng nội dung quy định này vẫn hướng tới mục đích của hành vi là những hành vi đó phải “nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục”. Như vậy, vấn đề là đối tượng sờ mó, nắn bóp, đụng chạm, cọ xát... vào đâu, vị trí nào trên cơ thể của nạn nhân không quan trọng, quan trọng là mục đích tiếp xúc cơ thể của đối tượng để làm gì ?
Nếu cơ quan bảo vệ pháp luật có căn cứ chứng minh rằng đối tượng sờ mó, nắn bóp, đụng chạm vào cơ thể nạn nhân để “nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục” “mang lại cảm giác, nhằm tìm kiếm cảm giác khoái cảm về tình dục cho đối tượng thì đây là hành vi dâm ô, và khi người đã thành niên thực hiện hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị xử lý hình sự.
"Quy định như vậy là tương đối mở, dễ áp dụng, tránh trường hợp đối tượng thực hiện hành vi phạm tội cho rằng mình sờ chỉ vào các vị trí như bụng, đầu, mặt, cổ chứ không sờ vào bộ phận sinh dục, sờ vào để “nựng”.
Tuy nhiên, khi áp dụng văn bản này thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải có trách nhiệm chứng minh làm rõ mục đích của hành vi mới có thể buộc tội được đối tượng dâm ô trong từng vụ án cụ thể. Chứ không phải hiểu theo cách chỉ cần sờ vào đầu, sờ vào cổ... trẻ em là buộc tội được đối tượng" - LS Đặng Văn Cường nhấn mạnh.
Theo VƯƠNG TRẦN/LĐO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin