Theo Quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, ĐBSCL được phân thành 3 tiểu vùng, gồm: tiểu vùng ngập sâu, tiểu vùng giữa đồng bằng và tiểu vùng ven biển. Vĩnh Long thuộc tiểu vùng giữa đồng bằng.
TX Bình Minh ngày càng khang trang, phát huy thế mạnh đô thị cửa ngõ phía Nam của Vĩnh Long. |
Theo Quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, ĐBSCL được phân thành 3 tiểu vùng, gồm: tiểu vùng ngập sâu, tiểu vùng giữa đồng bằng và tiểu vùng ven biển. Vĩnh Long thuộc tiểu vùng giữa đồng bằng.
Định hướng phát triển hệ thống đô thị (ĐT) ĐBSCL, tập trung nâng cao chất lượng ĐT, đáp ứng xu hướng gia tăng dân số tại tiểu vùng giữa đồng bằng; hạn chế quy mô phát triển ĐT, giảm dần quy mô dân số tại các tiểu vùng ngập sâu và tiểu vùng ven biển.
Phát triển ĐT với quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc thù kinh tế- xã hội của vùng để có các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và tác động của thượng nguồn sông Mekong.
Theo đó, mạng lưới ĐT được điều chỉnh về tầng bậc để hình thành các trung tâm ĐT của các vùng sinh thái nông nghiệp, nhằm thúc đẩy chuyên môn hóa, đa dạng hóa nền kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp theo đặc trưng và lợi thế của từng vùng sinh thái nông nghiệp.
Tổ chức mạng lưới gồm 37 ĐT trọng điểm có vai trò cấp vùng và tiểu vùng. Trong đó, 14 ĐT phân bố tại tiểu vùng giữa đồng bằng, 18 ĐT tại tiểu vùng ven biển và 5 ĐT tại tiểu vùng ngập sâu.
TP Vĩnh Long (Vĩnh Long) trong nhóm 9 ĐT loại II là trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế- xã hội của tỉnh. TX Bình Minh trong nhóm 21 thành phố/thị xã là ĐT loại III và IV- là các ĐT trực thuộc tỉnh có vai trò trung tâm tiểu vùng thuộc tỉnh.
Tin, ảnh: TUYẾT HIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin