Một trong những mục tiêu của lộ trình an ninh lương thực APEC hướng tới năm 2020 là giảm 10% thất thoát và lãng phí lương thực so với mức thất thoát năm 2011- 2012.
Một trong những mục tiêu của lộ trình an ninh lương thực APEC hướng tới năm 2020 là giảm 10% thất thoát và lãng phí lương thực so với mức thất thoát năm 2011- 2012.
Hội thảo “Xây dựng hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thích ứng từ sản xuất đến tiêu dùng…” ngày 19/8/2017 (ảnh: TUYẾT HIỀN) |
Ngày 19/8/2017, trong khuôn khổ Tuần lễ an ninh lương thực tại TP CầnThơ, các hội thảo kỹ thuật về “Xây dựng hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thích ứng từ sản xuất đến tiêu dùng- Tiếp cận liên ngành sử dụng thông tin khí hậu phục vụ an ninh lương bền vững” và “Thách thức đối với an ninh lương thực và tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở khu vực APEC” bước sang ngày làm việc thứ 2 và hội thảo tăng cường năng lực về “Giảm thất thoát và lãng phí lương thực, hướng tới một hệ thống lương thực APEC bền vững” đã được tổ chức.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), ước tính hiện nay thế giới còn khoảng 800 triệu người thiếu đói.
Trong đó, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có số người thiếu đói lớn nhất- khoảng 500 triệu người. Mỗi năm có 1/3 lương thực sản xuất ra phục vụ con người bị mất đi hoặc lãng phí- tương đương 1,3 tỉ tấn (gần 750 tỉ USD). Nếu cắt giảm được hoàn toàn thất thoát và lãng phí thì sẽ có thêm lương thực nuôi sống 2 tỉ người.
Ở các nền kinh tế đang phát triển, hạn chế về cơ sở vật chất và tác động của biến đổi khí hậu là những yếu tố chính gây thất thoát và lãng phí lương thực (ảnh: TUYẾT HIỀN) |
Phần lớn lương thực thất thoát xảy ra trong quá trình sau sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản- có liên quan mật thiết đến thiếu cơ sở hạ tầng ở các nền kinh tế đang phát triển.
Trong khi lãng phí lương thực chủ yếu ở khâu tiếp thị và tiêu thụ ở các nền kinh tế phát triển hơn. Theo đó, một trong những mục tiêu của lộ trình an ninh lương thực APEC hướng tới năm 2020 là giảm 10% thất thoát và lãng phí lương thực so với mức thất thoát năm 2011-2012.
Phần lớn lương thực thất thoát trong quá trình sau sản xuất, thu hoạch... (ảnh HOÀNG MINH) |
Theo ông Trần Kim Long- Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cần phải có những chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ trong chuỗi sản xuất nông sản, huy động sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và người tiêu dùng để giảm thất thoát và lãng phí lương thực.
Ông Hà Thanh Toàn- Hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ cho biết, sẵn sàng trao đổi, hợp tác với các đối tác quốc tế về việc thành lập Trung tâm Khoa học và Công nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch, với mong muốn nghiên cứu và thúc đẩy ứng dụng công nghệ giảm thất thoát và lãng phí lương thực, góp phần thực hiện mục tiêu về an ninh lương thực.
Tại hội thảo“Thách thức đối với an ninh lương thực và tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở khu vực APEC”, những thách thức, khó khăn của việc quản lý tài nguyên nước đã rút ra và các nhóm giải pháp cũng đã được các đại biểu thống nhất.
TUYẾT HIỀN
Các tin liên quan |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin