Chiều 30/5/2017, Quốc hội chia tổ thảo luận về 2 dự án luật là Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và Luật Tố cáo (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long- Phạm Tất Thắng có ý kiến đóng góp cho dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).
Chiều 30/5/2017, Quốc hội chia tổ thảo luận về 2 dự án luật là Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và Luật Tố cáo (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long- Phạm Tất Thắng có ý kiến đóng góp cho dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).
Theo đó, tại Điều 12 của dự án luật quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật, tôi cho rằng không nên có vùng cấm.
Nghĩa là, cần quy định vào trong luật nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã nghỉ hưu (khoản 6 Điều 12), đã chuyển công tác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức (khoản 7 Điều 12).
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tố cáo đối các đối tượng này mà pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể.
Tại điều 20 về hình thức tố cáo, luật chỉ quy định hai hình thức tố cáo là bằng đơn và trực tiếp. Đề nghị nên cân nhắc nêu khái niệm cho phù hợp, chính xác so với các luật khác đang được áp dụng.
Cần phân định rõ hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp, cần xem xét bổ sung thêm những hình thức khác như email, mạng xã hội…
Theo tôi, luật nên bổ sung thêm quy định như hình thức của hợp đồng là bằng văn bản (văn bản thông thường hoặc văn bản điện tử) hoặc bằng lời nói (gặp trực tiếp để nói hoặc nói qua điện thoại), bởi nếu quy định không rõ, không đầy đủ về hình thức tố cáo sẽ làm hạn chế quyền tố cáo của công dân.
Về tố cáo nặc danh, tôi đồng tình với dự án luật là về nguyên tắc thì không xử lý đơn tố cáo nặc danh, nhưng luật cần quy định rõ trường hợp tuy là đơn tố cáo nặc danh nhưng có gửi kèm theo chứng cứ, nội dung rõ ràng (như các tài liệu, vật chứng, ảnh, đoạn băng ghi hình, ghi âm…) thì cơ quan, người có thẩm quyền phải có trách nhiệm tổ chức việc xác minh, xử lý nhằm tránh bỏ lọt hành vi vi phạm pháp luật.
Về bảo vệ người tố cáo (từ Điều 40 đến Điều 50), tôi đề nghị cần quy định rõ hơn, các quy định trong dự thảo vẫn còn chung chung, đặc biệt luật chưa xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo.
Theo tôi, cần quy định vào trong luật nên giao cho công an có trách nhiệm chính bảo vệ người tố cáo và quy định trường hợp nào thì cấp nào giải quyết cho phù hợp.
TÂM- THI (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin