Bổ sung thêm đối tượng được trợ giúp pháp lý (TGPL), cần tạo cơ chế để thu hút nhiều tổ chức, cá nhân tham gia TGPL, đẩy mạnh công tác xã hội hóa… là những vấn đề đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Vĩnh Long đóng góp trong phiên thảo luận dự án Luật Trợ giúp pháp lý.
Bổ sung thêm đối tượng được trợ giúp pháp lý (TGPL), cần tạo cơ chế để thu hút nhiều tổ chức, cá nhân tham gia TGPL, đẩy mạnh công tác xã hội hóa… là những vấn đề đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Vĩnh Long đóng góp trong phiên thảo luận dự án Luật Trợ giúp pháp lý.
* ĐBQH Lưu Thành Công:
Tôi cơ bản đồng tình với dự án luật, tuy nhiên tại điều 7 như dự án luật này cho thấy đã thu hẹp đối tượng được TGPL. Bởi vì, theo điều 4 của Luật Người khuyết tật thì những đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật đều được TGPL.
Do đó, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm các đối tượng này vào dự án luật, ngoài ra cần bổ sung thêm đối tượng hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số có khó khăn về tài chính, người mù chữ cũng được hưởng quyền được TGPL.
* ĐBQH Nguyễn Thị Minh Trang:
Qua nghiên cứu, tôi thấy luật đã bỏ qua một số đối tượng cũng rất cần TGPL và đề nghị bổ sung vào dự án luật, đó là trẻ em không phân biệt hoàn cảnh, phụ nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi và lao động nhập cư.
Ngoài ra, dự thảo luật đã bỏ nhiều nội dung quan trọng, trong đó đã hạn chế và bỏ chức năng TGPL của các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đề nghị cần cân nhắc theo tôi nên giữ như luật hiện hành.
Về hiệu lực pháp luật được TGPL, dự thảo luật quy định không TGPL đối với lĩnh vực kinh doanh và thương mại.
Tuy nhiên, cần cân nhắc việc TGPL cho nông dân trong trường hợp ký kết hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp để cung cấp sản phẩm nông nghiệp trong xu hướng phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp.
Song song đó, đề nghị đẩy mạnh xã hội hóa công tác TGPL để tăng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho hoạt động TGPL.
* ĐBQH Nguyễn Thị Quyên Thanh:
Dự thảo luật quy định việc xây dựng Luật TGPL theo hướng xã hội hóa, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội nhằm cung cấp kịp thời các dịch vụ pháp lý cho người được TGPL.
Tuy nhiên, luật chưa thể hiện rõ được điều này, đề nghị luật cần xác định vị trí pháp lý ngang bằng của các tổ chức thực hiện TGPL để mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ TGPL.
Ngoài ra, luật cần tạo lập các cơ chế để thu hút nhiều hơn nữa sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xã hội vào hoạt động TGPL như Hội Luật gia, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ…
TÂM- HUỲNH (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin