Theo hãng thông tấn Kyodo, động thái này được đưa ra sau khi giáo dục tài chính trở thành nội dung giảng dạy bắt buộc tại các trường THPT công lập vào năm 2022 cùng với việc đất nước Mặt Trời mọc hạ độ tuổi trưởng thành từ 20 xuống 18.
Tại Nhật Bản, giáo dục tài chính trở thành nội dung giảng dạy bắt buộc tại các trường THPT công lập. |
Theo hãng thông tấn Kyodo, động thái này được đưa ra sau khi giáo dục tài chính trở thành nội dung giảng dạy bắt buộc tại các trường THPT công lập vào năm 2022 cùng với việc đất nước Mặt Trời mọc hạ độ tuổi trưởng thành từ 20 xuống 18.
Một công ty chứng khoán Mitsubishi UFJ gần đây đã ký kết một thỏa thuận với các trường THCS và THPT ở Nhật Bản nhằm giúp các trường đưa ra một chương trình giảng dạy nhằm cải thiện kiến thức tài chính của học sinh.
Theo thỏa thuận, công ty chứng khoán và các trường học sẽ cùng tổ chức các lớp học để cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán, bao gồm lịch sử ra đời và phát triển cũng như thông tin về cách lựa chọn và mua cổ phiếu của công ty.
Aoi Moriyama- quản lý cấp cao phụ trách chương trình của công ty, cho biết: “Chúng tôi muốn nâng cao hiểu biết về tài chính của học sinh, những mầm non tương lai của đất nước và giúp các em thay đổi suy nghĩ chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư khi các em trưởng thành”.
Các gia đình Nhật Bản hiện có xu hướng nắm giữ tài sản tài chính dưới dạng tiết kiệm tiền mặt nhiều hơn so với người dân ở các quốc gia khác.
Theo số liệu mà Ngân hàng Nhật Bản cung cấp, tiền mặt và tiền gửi chiếm 54,3% tài sản của người Nhật Bản vào tháng 3/2022, so với tỷ lệ ở Mỹ và châu Âu lần lượt là 13,7% và 34,5%.
Năm 2014, chính phủ Nhật Bản đã tạo ra hệ thống Tài khoản tiết kiệm Cá nhân Nippon (gọi tắt là NISA) để khuyến khích mọi người đầu tư vào các quỹ tương hỗ, cổ phiếu và quỹ giao dịch, giúp tăng khoản tiết kiệm hưu trí từ lãi đầu tư.
Năm 2024, chính quyền Thủ tướng Fumio Kishida dự kiến tiếp tục cải cách hệ thống, cho phép các cá nhân đầu tư tới 3,6 triệu yên/năm, với tổng mức đầu tư tối đa là 18 triệu yên.
Ngoài nỗ lực thúc đẩy đầu tư của chính phủ, nhu cầu về giáo dục tài chính ngày càng tăng khi các bậc cha mẹ lo lắng về cách giáo dục con cái họ về nền kinh tế không dùng tiền mặt.
Quản lý Moriyama nói rằng, thỏa thuận sẽ cho phép các trường thảo luận trực tiếp với công ty chứng khoán, cùng nhau xây dựng một chương trình và thậm chí tham khảo ý kiến khi giáo viên cần kiến thức tài chính cụ thể cho các lớp học.
Nhân viên của công ty chứng khoán và giáo viên sẽ cùng đứng lớp. Khi kết thúc chương trình, học sinh sẽ tham gia viết quảng cáo đăng trên báo, tìm cách truyền đạt những lợi ích xã hội từ việc gia tăng đầu tư tư nhân cho độc giả.
Masataka Tsuzuura- giám sát chương trình giảng dạy của trường Toshimagaoka Joshigakuen, chia sẻ: “Tôi tin rằng chương trình sẽ cung cấp cho học sinh kiến thức thực tế về tài chính và giúp xây dựng tài sản của các em trong tương lai”.
BÙI THANH (theo SGGP)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin