Chỉ 4 tháng trước, cảng đánh bắt cá ở Kachula, bờ Tây hồ Chilwa lớn thứ hai tại Malawi còn tấp nập cảnh "trên bến dưới thuyền" nhưng nay, hàng trăm con thuyền nằm phơi mình trên nền bùn khô nẻ.
Hồ Chilwa khô cạn trơ đáy. (Nguồn: AFP) |
Chỉ 4 tháng trước, cảng đánh bắt cá ở Kachula, bờ Tây hồ Chilwa lớn thứ hai tại Malawi còn tấp nập cảnh "trên bến dưới thuyền" nhưng nay, hàng trăm con thuyền nằm phơi mình trên nền bùn khô nẻ.
Mực nước ở vùng hồ từng được coi là khu vực đánh bắt cá năng suất, nằm cách Zomba, thủ đô cũ của Malawi khoảng 30km về phía Đông đã giảm xuống mức thấp, bị mặn và đặc biệt có xu hướng biến đổi theo mùa.
Theo dự đoán của giáo sư Sosten Chiotha, nhà khoa học về môi trường đã nghiên cứu về hồ Chilwa trong 27 năm qua, hồ này đã cạn khoảng 60% lượng nước.
Các tài liệu ghi chép cho thấy hồ đã bị cạn khô hoàn toàn vài lần theo chu kỳ 20-25 năm/lần trong vòng 100 năm qua.
Tuy nhiên, chu kỳ này đã thay đổi, vào những năm 90 của thế kỷ trước khi tần số khô cạn của hồ tăng lên và có liên quan tới tác động của các hình thái thời thiết cực đoan do tình trạng biến đổi khí hậu gây nên.
Ngoài ra, các hoạt động tàn phá môi trường của con người đã làm mực nước ngầm giảm, khiến hồ không có nước chảy vào trong mùa khô hạn.
Theo nhà nghiên cứu James Nagoli thuộc tổ chức Worldfish, nạn phá rừng tại các núi có nguồn nước chảy vào hồ cũng là một trong những nguyên nhân khiến không có nước chảy vào hồ.
Ông cho biết mực nước trong hồ ở cao mức đỉnh điểm vào khoảng tháng Một khi trời có mưa, nhưng sau đó, nước hồ cạn dần do không có nhiều nguồn nước khác chảy vào.
Thực trạng khô cạn đáng báo động tại hồ Chilwa đã ảnh hưởng tới sinh kế của người dân địa phương, vốn là nơi cư ngụ của khoảng 1,5 triệu người và là một trong những vùng dân cư mật độ cao nhất tại khu vực phía Nam châu Phi.
Nhiều người đã chuyển khỏi vùng hồ Malawi để kiếm sống, số khác làm những công việc tạm thời trên đồng lúa vốn được coi là nguồn thu nhập bổ sung.
Trong khi đó, khoảng 3.500 người sinh sống trên đảo Chisi trên hồ Chilwa cũng bị ảnh hưởng. Họ phải chặt cây để đốt lấy than củi bán cho người trong đất liền và có nguy cơ chết đói nếu trời không mưa./.
Theo MINH CHÂU (TTXVN/VIETNAM+)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin