Làng nghề trăm năm đỏ lửa

05:04, 08/04/2023

Theo bà con Làng nghề Tàu hủ ky Mỹ Hòa, vào thế kỷ XVIII và XIX, những biến động của thời cuộc đã đưa đẩy nhiều người Hoa ở Trung Quốc xuôi dạt xuống phương Nam, mang theo nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đến vùng đất này, trong đó có nghề làm tàu hủ ky.

(VLO) Theo bà con Làng nghề Tàu hủ ky Mỹ Hòa, vào thế kỷ XVIII và XIX, những biến động của thời cuộc đã đưa đẩy nhiều người Hoa ở Trung Quốc xuôi dạt xuống phương Nam, mang theo nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đến vùng đất này, trong đó có nghề làm tàu hủ ky.

Năm 1912, ông Châu Xường người Quảng Ðông cùng vợ và 2 người con trai là Châu Khoánh (1894-1974), Châu Sầm (1900-1973) sang Việt Nam làm ăn sinh sống và nghề làm tàu hủ ky là nghề gia truyền.

Ban đầu gia đình người Hoa ấy đặt chân đến là vùng Sa Ðéc nhưng chỉ vài tháng sau họ chuyển về Cái Vồn và chọn Mỹ Hòa để sinh cơ lập nghiệp. Nghề được truyền trong dòng họ nhưng vẫn thuê những hàng xóm đến phụ giúp, dần dần người Việt trong xóm cũng đã theo nghề làm tàu hủ ky của người Hoa, học được kỹ thuật và bí quyết của nghề này, từ đó hình thành nên một làng nghề khá đông đúc.

Trải qua một thế kỷ tồn tại, làng nghề cũng có lúc thăng trầm, nhưng bằng tình yêu đặc biệt dành cho nghề “cha truyền con nối” bếp lò nơi đây vẫn ngày ngày đỏ lửa, giàn tàu hủ ky vẫn vàng rượm trong nắng bên bờ sông Cái Vồn.

TẤN ANH- NGỌC LIỄU

Ngày 3/4, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ công bố Quyết định Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm tàu hủ ky xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh”.
Ngày 3/4, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ công bố Quyết định Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm tàu hủ ky xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh”.

 

Ông Nguyễn Tấn Thậm- người có hơn 30 năm gắn bó với làng nghề.
Ông Nguyễn Tấn Thậm- người có hơn 30 năm gắn bó với làng nghề.

 

“Thông thường mỗi lò đốt ngày một lần và cần ít nhất một người đứng bếp, thợ nhồi đậu, thợ đãi đậu, người chất than xếp củi, hình thành nên một dây chuyền đơn giản nhưng đồng bộ. Thợ đứng lò là nhân tố rất quan trọng và cực nhọc đòi hỏi sự nhạy bén và kinh nghiệm vì mỗi lần lên lò thường kéo dài suốt 18-20 giờ liên tục…”, ông Nguyễn Tấn Thậm- người có hơn 30 năm gắn bó với làng nghề cho hay.
“Thông thường mỗi lò đốt ngày một lần và cần ít nhất một người đứng bếp, thợ nhồi đậu, thợ đãi đậu, người chất than xếp củi, hình thành nên một dây chuyền đơn giản nhưng đồng bộ. Thợ đứng lò là nhân tố rất quan trọng và cực nhọc đòi hỏi sự nhạy bén và kinh nghiệm vì mỗi lần lên lò thường kéo dài suốt 18-20 giờ liên tục…”, ông Nguyễn Tấn Thậm- người có hơn 30 năm gắn bó với làng nghề cho hay.

 

Nước đậu được đưa lên chảo đun để lấy váng phải duy trì ở khoảng 70 độ C. Cứ khoảng 10 phút sau khi vớt, chảo lại nổi váng một lần và được thợ dùng dao rạch váng rồi treo lên sào trúc ngay phía trên chảo cho ráo.
Nước đậu được đưa lên chảo đun để lấy váng phải duy trì ở khoảng 70 độ C. Cứ khoảng 10 phút sau khi vớt, chảo lại nổi váng một lần và được thợ dùng dao rạch váng rồi treo lên sào trúc ngay phía trên chảo cho ráo.

 

Sản phẩm tàu hủ ky khá đa dạng: tàu hủ ky tươi, tàu hủ ky miếng, tàu hủ ky sợi. Loại nào cũng nồng đượm hương thơm đặc trưng.
Sản phẩm tàu hủ ky khá đa dạng: tàu hủ ky tươi, tàu hủ ky miếng, tàu hủ ky sợi. Loại nào cũng nồng đượm hương thơm đặc trưng.

 

“Tui với chồng đều làm nghề này, 1 ca kéo dài 18-20 giờ, nóng nực dữ lắm, ăn cơm toàn ăn tô cho tiện, váng đậu đạt là phải buông tô cơm vô vớt cho kịp, thức suốt đêm. Rọc lấy váng đậu cũng phải có kỹ thuật, rồi canh lửa cũng vậy,… mà tại tui yêu cái nghề này dữ lắm, ngày nào không làm là tui buồn, bởi vậy đeo hoài có bỏ được đâu”, chị Nguyễn Thị Thúy Phượng bộc bạch.
“Tui với chồng đều làm nghề này, 1 ca kéo dài 18-20 giờ, nóng nực dữ lắm, ăn cơm toàn ăn tô cho tiện, váng đậu đạt là phải buông tô cơm vô vớt cho kịp, thức suốt đêm. Rọc lấy váng đậu cũng phải có kỹ thuật, rồi canh lửa cũng vậy,… mà tại tui yêu cái nghề này dữ lắm, ngày nào không làm là tui buồn, bởi vậy đeo hoài có bỏ được đâu”, chị Nguyễn Thị Thúy Phượng bộc bạch.

 

“Làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vui, niềm vinh dự và động lực rất lớn để bà con nơi đây tiếp tục “giữ lửa lò”. Nhà tui có 2 thằng con trai đều nối nghiệp hết. Tui cũng mong sao chính quyền các cấp sẽ tạo điều kiện hỗ trợ về kỹ thuật cũng như quảng bá để sản phẩm làng nghề được đến gần hơn với khách hàng trong và ngoài nước”, bà Nguyễn Thị Thành- chủ Cơ sở Tàu hủ ky Thành Đạt phấn khởi nói.
“Làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vui, niềm vinh dự và động lực rất lớn để bà con nơi đây tiếp tục “giữ lửa lò”. Nhà tui có 2 thằng con trai đều nối nghiệp hết. Tui cũng mong sao chính quyền các cấp sẽ tạo điều kiện hỗ trợ về kỹ thuật cũng như quảng bá để sản phẩm làng nghề được đến gần hơn với khách hàng trong và ngoài nước”, bà Nguyễn Thị Thành- chủ Cơ sở Tàu hủ ky Thành Đạt phấn khởi nói.

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh