Đến xã Trung Thành Đông- nơi có diện tích đất trồng lác nhiều nhất huyện Vũng Liêm với 230ha, chúng tôi không khó để bắt gặp những "chiếc quạt lác khổng lồ" được "các vũ công nông dân" xòa đều tăm tắp tắm mình trong nắng.
(VLO) Đến xã Trung Thành Đông- nơi có diện tích đất trồng lác nhiều nhất huyện Vũng Liêm với 230ha, chúng tôi không khó để bắt gặp những “chiếc quạt lác khổng lồ” được “các vũ công nông dân” xòa đều tăm tắp tắm mình trong nắng.
Những ruộng lác xanh rì, vươn cao khỏi đầu người, dẻo day nghiêng ngả theo từng cơn gió đã trở nên quen thuộc và gắn bó với người dân nơi đây từ bao đời nay. Nhờ cây lác, mà người dân cất nhà, mua xe, cho con cái ăn học…
“Làm lác cần rất nhiều lao động, nhưng giờ lớp trẻ đi làm ở công ty, xí nghiệp hết. Nhiều bà con buộc lòng bỏ lác lên vườn. Giờ người làm lác đa phần lớn tuổi, nên vẫn giữ nếp làm vần công cho đỡ chi phí thuê mướn. Sở dĩ chúng tôi không bỏ cây lác là vì cho thu nhập khá ổn định và cũng muốn giữ gìn loại cây truyền thống của địa phương xưa giờ.”- anh Lê Văn Lựa (ấp Đức Hòa-xã Trung Thành Đông) chia sẻ.
TÂN- LIỄU (thực hiện)
Hiện đang vào mùa thuận nên lác đạt năng suất tốt, giá tăng cao từ 8.000-26.000 đ/kg (tùy loại), nên chuyện “bỏ túi” chục triệu đồng mỗi công là bình thường. |
Lác dễ trồng, trung bình, khoảng 7 - 10 năm mới phải trồng lại. |
Các công đoạn thu hoạch lác mất rất nhiều thời gian và công lao động. Thông thường các chủ ruộng lác làm “vần công” với nhau. |
Cây lác sau thu hoạch sẽ bán cho lái hoặc cung cấp cho bà con làm nghề se lõi lác tại địa phương. |
Nghề se lõi lác cũng góp phần giúp nhiều hộ gia đình kiếm thêm thu nhập từ 300.000 - 350.000 đ/tuần. |
Chính quyền địa phương đang tìm phương án hỗ trợ phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ từ cây lác để ổn định sản xuất cho bà con nơi đây. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin