Những sự thật thú vị về kỳ quan Angkor Wat

Cập nhật, 20:38, Chủ Nhật, 15/08/2021 (GMT+7)

Nằm ở tỉnh Siem Reap, tây bắc Campuchia, Angkor Wat là quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo và linh thiêng. Đây là điểm tham quan khó có thể bỏ lỡ đối với bất kỳ du khách nào tới Campuchia.

Theo TV, Dân Trí

 

 

Nằm trên diện tích trải dài hơn 162,6 hecta, công viên khảo cổ Angkor là di tích tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Các công trình ở đây ghi dấu nhiều thời kỳ thăng trầm lịch sử của triều đại Khmer, từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15 với 72 ngôi đền lớn cùng với một số ngôi đền nhỏ nằm rải rác trong khu vực.
Nằm trên diện tích trải dài hơn 162,6 hecta, công viên khảo cổ Angkor là di tích tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Các công trình ở đây ghi dấu nhiều thời kỳ thăng trầm lịch sử của triều đại Khmer, từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15 với 72 ngôi đền lớn cùng với một số ngôi đền nhỏ nằm rải rác trong khu vực.
UNESCO đã công nhận Angkor Wat là Di sản thế giới từ năm 1992. Nơi đây không chỉ là một biểu tượng về văn hóa, tín ngưỡng, di sản lịch sử mà còn có giá trị cao về mặt kiến trúc, khảo cổ cũng như nghệ thuật.
UNESCO đã công nhận Angkor Wat là Di sản thế giới từ năm 1992. Nơi đây không chỉ là một biểu tượng về văn hóa, tín ngưỡng, di sản lịch sử mà còn có giá trị cao về mặt kiến trúc, khảo cổ cũng như nghệ thuật.
Ban đầu, Angkor Wat được định vị là một địa điểm của Ấn Độ giáo do vua Jayavarman II cho xây dựng để thờ cúng thần Vishnu. Trải qua năm tháng, nơi đây dần dần có sự giao thoa và kết hợp thêm với nhiều công trình Phật giáo. Và đến cuối thế kỷ 12, Angkor Wat đã trở thành một địa điểm linh thiêng cho cả Phật giáo.
Ban đầu, Angkor Wat được định vị là một địa điểm của Ấn Độ giáo do vua Jayavarman II cho xây dựng để thờ cúng thần Vishnu. Trải qua năm tháng, nơi đây dần dần có sự giao thoa và kết hợp thêm với nhiều công trình Phật giáo. Và đến cuối thế kỷ 12, Angkor Wat đã trở thành một địa điểm linh thiêng cho cả Phật giáo.
Angkor Wat là một tuyệt tác kiến trúc tượng trưng cho núi Meru và năm tòa tháp trung tâm của nơi đây cũng tượng trưng cho năm đỉnh núi thiêng Meru. Theo thần thoại, núi Meru là một ngọn núi linh thiêng ở trung tâm vũ trụ. Đây cũng được xem là nơi ở của ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo là thần Brahma, Vishnu, Shiva và các nam thần Deva.
Angkor Wat là một tuyệt tác kiến trúc tượng trưng cho núi Meru và năm tòa tháp trung tâm của nơi đây cũng tượng trưng cho năm đỉnh núi thiêng Meru. Theo thần thoại, núi Meru là một ngọn núi linh thiêng ở trung tâm vũ trụ. Đây cũng được xem là nơi ở của ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo là thần Brahma, Vishnu, Shiva và các nam thần Deva.
Trong tiếng Khmer, ngôn ngữ chính của Campuchia,
Trong tiếng Khmer, ngôn ngữ chính của Campuchia, "Angkor Wat" có nghĩa là "Thành phố của những ngôi đền". Tuy nhiên, nguyên bản tên gọi ban đầu của nơi đây là "Vrah Vishnuloka", có nghĩa là "nơi cư ngụ thiêng liêng của Vishnu" - theo tiếng Phạn.
Người dân Campuchia hết sức tự hào về Angkor Wat và hình ảnh của khu di tích này đã xuất hiện trên lá cờ của đất nước Campuchia từ năm 1950.
Người dân Campuchia hết sức tự hào về Angkor Wat và hình ảnh của khu di tích này đã xuất hiện trên lá cờ của đất nước Campuchia từ năm 1950.
Hầu hết các ngôi đền Khmer đều hướng về phía đông, nhưng đền thờ Angkor Wat thì ngược lại. Một giả thuyết được đưa ra là vì thần Vishnu theo truyền thuyết thường được liên hệ với hướng tây nên đền thờ thần, Angkor Wat cũng được xây dựng theo hướng này. Cũng có ý kiến lý giải rằng hướng tây của đền thờ Angkor Wat biểu thị mối tương quan giữa sự sống và cái chết.
Hầu hết các ngôi đền Khmer đều hướng về phía đông, nhưng đền thờ Angkor Wat thì ngược lại. Một giả thuyết được đưa ra là vì thần Vishnu theo truyền thuyết thường được liên hệ với hướng tây nên đền thờ thần, Angkor Wat cũng được xây dựng theo hướng này. Cũng có ý kiến lý giải rằng hướng tây của đền thờ Angkor Wat biểu thị mối tương quan giữa sự sống và cái chết.
Vì mặt trời lặn ở phía tây nên đây là biểu tượng của cái chết trong khi phía đông là biểu tượng của sự sống. Và vì Angkor Wat hướng về phía tây nên nhiều người nhận định rằng ban đầu, Angkor Wat có thể được sử dụng làm nơi tổ chức tang lễ hoặc một khu vực lăng mộ hoàng gia.
Vì mặt trời lặn ở phía tây nên đây là biểu tượng của cái chết trong khi phía đông là biểu tượng của sự sống. Và vì Angkor Wat hướng về phía tây nên nhiều người nhận định rằng ban đầu, Angkor Wat có thể được sử dụng làm nơi tổ chức tang lễ hoặc một khu vực lăng mộ hoàng gia.