Người thân thích của người bị buộc tội thì không được làm người chứng kiến

07:11, 09/11/2022

Nhân chuyến về quê thăm nhà, bất ngờ tôi chứng kiến vụ việc gây gổ và đánh nhau giữa em tôi và một số người. Trong vụ này, em tôi đã lỡ tay gây thương tích nặng người khác và bị bắt giữ. Là người chứng kiến, tôi đề nghị được kể lại vụ việc nhưng phía cơ quan chức năng không chấp nhận. Điều này có đúng không?

Nhân chuyến về quê thăm nhà, bất ngờ tôi chứng kiến vụ việc gây gổ và đánh nhau giữa em tôi và một số người. Trong vụ này, em tôi đã lỡ tay gây thương tích nặng người khác và bị bắt giữ. Là người chứng kiến, tôi đề nghị được kể lại vụ việc nhưng phía cơ quan chức năng không chấp nhận. Điều này có đúng không?

N.T.M. (Tiền Giang)

Trả lời:

Theo quy định tại điểm đ và e khoản 1, Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự: Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

Lý do cơ quan tố tụng không chấp nhận cho chị làm người chứng kiến kể lại vụ việc có liên quan đến vụ án mà em trai chị đang bị buộc tội là có cơ sở được quy định tại khoản 2, Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, những người sau đây không được làm người chứng kiến:

a) Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;

c) Người dưới 18 tuổi;

d) Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh