Theo Quyết định 2471 của Bộ Công Thương vừa ban hành, tuần lễ Thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia diễn ra từ ngày 28/11 - 4/12/2022. Mục đích giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT và công nghệ số công bố, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp của doanh nghiệp trong việc phát triển TMĐT Việt Nam.
Theo Quyết định 2471 của Bộ Công Thương vừa ban hành, tuần lễ Thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia diễn ra từ ngày 28/11 - 4/12/2022. Mục đích giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT và công nghệ số công bố, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp của doanh nghiệp trong việc phát triển TMĐT Việt Nam.
Trong đó có nhiều chương trình: “60 giờ - ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - online friday 2022” trực tuyến với các ưu đãi giảm giá, khuyến mãi sản phẩm, dịch vụ từ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối tạo lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng trên cả nước.
Ngoài ra, đẩy mạnh triển khai các biện pháp tuyên truyền phòng, chống hàng giả, hàng nhái trên môi trường trực tuyến, thúc đẩy người tiêu dùng trong việc nhận biết và sử dụng các sản phẩm chính hãng, đặc biệt chú trọng hỗ trợ các sản phẩm có xuất xứ tại Việt Nam. Thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng đồng bộ các giải pháp hỗ trợ TMĐT như: thanh toán trực tuyến, chuyển phát thông minh, tiếp thị liên kết, các nền tảng mạng xã hội,... nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, dịch vụ ứng dụng TMĐT, tăng trưởng doanh thu và phát triển bền vững.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu sở công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đảm bảo mục đích, thời gian. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận tiện cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính và thực hiện hoạt động khuyến mại. Ngoài ra, các thương nhân, tổ chức và cá nhân có liên quan chủ động tổ chức các hoạt động khuyến mại, phối hợp, tham gia các hoạt động của chương trình đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng…
Theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng. Người mua sắm trên các trang mạng xã hội không chỉ đọc thông tin và nhấp vào nút “mua ngay” hiển thị trên quảng cáo, mà phần lớn họ đang sử dụng mạng xã hội trong mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Các doanh nghiệp đang bắt đầu coi mạng xã hội là một kênh dịch vụ khách hàng quan trọng, làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.
LÝ AN
'
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin