Trong năm 2022, diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Trà Ôn chiếm trên 17.650ha, tăng hơn 2.143ha so với năm 2021. Trong đó, cây cam sành chiếm hơn 8.831ha (ảnh), còn lại là các cây trồng khác gồm: bưởi, ổi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… Đáng chú ý, tổng giá trị sản xuất cây cam sành trong năm đạt hơn 5.640 tỷ đồng.
Trong năm 2022, diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Trà Ôn chiếm trên 17.650ha, tăng hơn 2.143ha so với năm 2021. Trong đó, cây cam sành chiếm hơn 8.831ha (ảnh), còn lại là các cây trồng khác gồm: bưởi, ổi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… Đáng chú ý, tổng giá trị sản xuất cây cam sành trong năm đạt hơn 5.640 tỷ đồng.
Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Trà Ôn, phong trào trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện đang có xu hướng phát triển nâng cao về chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nhiều địa phương đã có chuyển dịch mạnh từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc sản xuất theo GAP, an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm và diện tích áp dụng ngày càng gia tăng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Tám - Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Trà Ôn, cho biết: thời gian tới, Trà Ôn phát triển vườn cây ăn trái có khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu; tập trung phát triển vùng nguyên liệu cây có múi theo khu vực thích nghi. Xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng đảm bảo sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, để tiến tới được chứng nhận sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP. Bên cạnh, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý vùng trồng để xuất khẩu và mở rộng thị trường nông sản.
Tin, ảnh: MINH TRÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin