Đó là chủ đề buổi giao lưu trực tuyến giữa nông dân 2 nước Úc và Việt Nam vừa diễn ra hôm 3/4/2021, với sự điều phối, hỗ trợ của ông Alan Broughton- Phó Chủ tịch Hội Nông nghiệp hữu cơ- Organic Agriculture Association vùng Bairndale bang Victoria và TS. Nguyễn Văn Kiền- Giám đốc Mekong Organics PTY LTD (tại Canberra/Úc), giảng viên về nông nghiệp sinh thái ĐH Quốc gia Úc, tại TP Canberra.
Hình ảnh tại địa điểm Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt (Vũng Liêm), trong buổi giao lưu trực tuyến sản xuất nông nghiệp hữu cơ giữa nông dân Úc và Việt Nam. |
(VLO) Đó là chủ đề buổi giao lưu trực tuyến giữa nông dân 2 nước Úc và Việt Nam vừa diễn ra hôm 3/4/2021, với sự điều phối, hỗ trợ của ông Alan Broughton- Phó Chủ tịch Hội Nông nghiệp hữu cơ- Organic Agriculture Association vùng Bairndale bang Victoria và TS. Nguyễn Văn Kiền- Giám đốc Mekong Organics PTY LTD (tại Canberra/Úc), giảng viên về nông nghiệp sinh thái ĐH Quốc gia Úc, tại TP Canberra.
Tại vùng Đông Nam nước Úc, ông John đại diện cho nhóm 20 nông dân tham gia mô hình PGS chia sẻ kinh nghiệm liên kết những người sản xuất từ vài héc ta đến hàng trăm héc ta, trong vùng bán kính địa lý khoảng 250km, tự nguyện tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình PGS này đã được triển khai được 8 năm, mỗi nông dân phải đóng khoản phí 85 đô la Úc/năm để chi trả cho nhân viên điều phối, kiểm tra, giám sát hàng năm.
Trong khi đó, theo chia sẻ của bà Từ Tuyết Nhung (Hà Nội)- người đã khởi xướng, lãnh đạo chương trình PGS đầu tiên ở Việt Nam từ những năm 2008- 2009- thì mô hình PGS ở Việt Nam lại có rất nhiều khó khăn, do việc điều hòa lợi ích của nhóm nông dân có nhiều trình độ, năng lực, tư duy sản xuất khác nhau.
PGS là nhóm tự nguyện, tự xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn mà không do một bên thứ 3 chứng nhận. Do đó, càng có nhiều vấn đề phát sinh, đòi hỏi tính tự giác tuân thủ cao của cộng đồng.
PGS là mô hình liên kết nhằm hỗ trợ cho những nông dân sản xuất nhỏ, xây dựng ý thức cộng đồng hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch. Theo bà Từ Tuyết Nhung, hiện nay PGS ở Việt Nam cũng đã bắt đầu được sự quan tâm, hỗ trợ lớn từ Chính phủ, các tổ chức, hiệp hội hữu cơ trong nước.
Buổi giao lưu đã thu hút sự quan tâm từ cộng đồng nông nghiệp hữu cơ trên cả nước, trong đó có sự tham gia của đại diện Hội Nông dân Việt Nam, các công ty xã hội, các đơn vị xây dựng chuỗi kinh doanh sản phẩm hữu cơ từ các vùng miền.
Tin, ảnh: NGỌC TRẢNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin