Hội thảo khoa học này vừa được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp- PTNT) tổ chức sáng nay (6/4/2021), nhằm kịp thời nhận diện, đánh giá, theo dõi đối tượng dịch hại mới ở dừa trên địa bàn tỉnh.
Ngành chuyên môn hướng dẫn cách nhận diện sâu đầu đen hại dừa tại hội thảo. |
(VLO) Hội thảo khoa học này vừa được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp- PTNT) tổ chức sáng nay (6/4/2021), nhằm kịp thời nhận diện, đánh giá, theo dõi đối tượng dịch hại mới ở dừa trên địa bàn tỉnh.
Hiện 10.240ha dừa tại Vĩnh Long chưa ghi nhận sâu đầu đen gây hại, tuy nhiên nguy cơ đối tượng gây hại này xâm nhập là rất cao từ các tỉnh lân cận như Bến Tre và Sóc Trăng. Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, hiện Bến Tre có 148ha dừa bị sâu đầu đen gây hại và ở Sóc Trăng là 1,2ha.
Vòng đời sâu đầu đen hại dừa. |
Tại hội thảo, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã phổ biến biện pháp quản lý sâu đầu đen hại dừa, một số nghiên cứu ứng dụng thiên địch của đối tượng này như ong ký sinh, bọ đuôi kìm để quản lý sâu đầu đen; phương pháp điều tra phát hiện, cách thống kê tỷ lệ và diện tích dừa bị sâu đầu đen, bọ cánh cứng gây hại.
Tin, ảnh: THÀNH LONG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin