Chiều 2/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị "Triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030".
Chiều 2/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị “Triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030”.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, chỉ trong 2 năm, kể từ khi Chính phủ có Nghị định 109/2018/NĐ-CP, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hữu cơ ở nước ta đã phát triển mạnh. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ còn dư địa nhưng cần phát triển sao cho phù hợp.
Mô hình sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ. Ảnh: Bùi Giang/TTXVN |
Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 đặt mục tiêu năm 2025, tổng diện tích phát triển nông nghiệp hữu cơ đạt đạt từ 1,5 - 2% tổng diện tích đất nông nghiệp và năm 2030 đạt từ 2,5-3%.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, đây là mục tiêu rất khó, không đơn giản, vì sản xuất nông nghiệp hữu cơ không phải trong ngày một ngày hai là có thể phát triển được và phát triển được thì phải quản lý được.
“Các địa phương không phát triển nông nghiệp hữu cơ ồ ạt mà từng bước hướng đến hữu cơ và đạt hữu cơ. Địa phương phải thấy thế mạnh của mình là gì, chứ không phải cái gì cũng phát triển hữu cơ. Phải xác định cây con chủ lực, xác định được diện tích và vị trí để sản xuất hữu cơ”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng yêu cầu, các đơn vị chức năng phải quản lý được các sản phẩm hữu cơ trên thị trường, phải lập lại thị trường sản phẩm hữu cơ. “Phát triển đi cùng với quản lý, không để tình trạng sản phẩm hữu cơ tràn lan trên thị trường mà không có chứng nhận. Chức năng quản lý nhà nước là phải quản lý được”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu rõ.
Ngoài ra, đơn vị chức năng cũng phải quản lý vật tư đầu vào; tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức chứng nhận trong nước với chi phí hợp lý; sớm có các lớp đào tạo về nông nghiệp hữu cơ, không chỉ cho nông dân, hợp tác xã mà kể cả cho cán bộ quản lý.
Theo ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, từ khi chính sách trong Nghị định 109/2018/NĐ-CP được thực thi, đã xuất hiện nhu cầu sản xuất hàng hóa lớn từ hàng trăm đến hàng ngàn hecta, bởi thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ còn rất rộng mở, kể cả trong nội địa và xuất khẩu.
Ngoài những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp nói chung, ông Hà Phúc Mịch cho rằng, nông nghiệp hữu cơ còn khó khăn riêng như việc chuyển đổi từ sản xuất vô cơ sang hữu cơ; vật tư nông nghiệp rất thiếu, chưa hình thành dịch vụ vật tư đầu vào cho nông nghiệp hữu cơ.
Sản xuất lớn tất yếu phải có dịch vụ cung cấp vật tư cho nông nghiệp hữu cơ chuyên nghiệp, đủ tầm như: phân bón, thức ăn gia súc, thuốc thảo mộc, sinh học…
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2017/2018 với 8 tiêu chuẩn đã ban hành nhưng chưa đủ. Để áp dụng đúng và dễ dàng cho nhà sản xuất, cơ quan chức năng cần thiết ban hành danh mục chi tiết vật tư đầu vào, ông Hà Phúc Mịch cho hay.
Diện tích canh tác hữu cơ tăng từ 53.350 ha năm 2016 lên khoảng 237.700 ha năm 2019. Cả nước có khoảng 46/63 tỉnh thành đang thực hiện và có phong trào sản xuất hữu cơ.
Số lượng doanh nghiệp sản xuất hữu cơ là 97 doanh nghiệp; tham gia xuất khẩu là 60 doanh nghiệp với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới; trong đó có Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… là những thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ lớn nhất trên thế giới.
Theo Bích Hồng (TTXVN)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin