Từ đầu năm đến nay, huyện Bình Tân đã phát triển được 10 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, với trên 6.600ha, rải rác hầu hết tại 11 xã trên địa bàn huyện. Các mô hình này hiện đang được địa phương theo dõi để nhân rộng trong thời gian tới.
Từ đầu năm đến nay, huyện Bình Tân đã phát triển được 10 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, với trên 6.600ha, rải rác hầu hết tại 11 xã trên địa bàn huyện. Các mô hình này hiện đang được địa phương theo dõi để nhân rộng trong thời gian tới.
Cụ thể như: mô hình trồng dưa hấu tết trên đất ruộng vụ Đông Xuân và khoai lang vụ Xuân Hè ở xã Tân Hưng, lời từ 250- 300 triệu đồng/ha/2 vụ; trồng dưa hấu thường vụ Đông Xuân và khoai lang vụ Xuân Hè ở các xã Tân Hưng, Thành Lợi, Tân Lược, lời khoảng 150- 200 triệu đồng/ha/2 vụ;
mô hình trồng hoa huệ ở các xã Tân An Thạnh, Tân Bình, Tân Lược, Tân Hưng, khoảng 8 tháng cho thu hoạch, lời từ 50- 80 triệu đồng/ha; chuyên canh hành lá ở các xã Tân Bình, Tân Lược và Tân An Thạnh lời từ 200- 400 triệu đồng/năm;
mô hình trồng 1 vụ khoai + 1 vụ lúa ở các xã Tân Hưng, Tân Lược, Tân Thành, Thành Trung, Thành Lợi, Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, lời từ 150- 200 triệu đồng/ha/2 vụ; mô hình trồng màu chuyên canh ở xã Tân Quới, Thành Đông, Tân An Thạnh, lời từ 100- 150 triệu đồng/ha/vụ;
mô hình trồng cây có múi đang phát triển khá ở một số địa phương, được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, còn có một số mô hình chăn nuôi như: nuôi bò, nuôi dê tận dụng phụ phẩm trong ngành trồng trọt được nhân rộng ở các xã Tân Hưng, Tân Lược, Tân An Thạnh và Thành Đông; nuôi vịt chuyên trứng ở xã Nguyễn Văn Thảnh; nuôi heo thương phẩm theo hướng trang trại ở xã Thành Trung,…
ÁI XUÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin