Triển khai quy trình phòng chống bệnh chổi rồng trên nhãn

02:01, 14/01/2015

Sáng nay14/1, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp phòng chống bệnh chổi rồng trên nhãn tại Nam Bộ (ảnh). Đại diện nhiều tỉnh- thành có diện tích nhãn chổi rồng lớn như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang,… cùng tham gia và chia sẻ kinh nghiệm phòng trị chổi rồng ở địa phương mình thời gian qua.

Sáng nay14/1, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp phòng chống bệnh chổi rồng trên nhãn tại Nam Bộ (ảnh). Đại diện nhiều tỉnh- thành có diện tích nhãn chổi rồng lớn như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang,… cùng tham gia và chia sẻ kinh nghiệm phòng trị chổi rồng ở địa phương mình thời gian qua.


Ngành nông nghiệp có nhiều nỗ lực cứu vườn nhãn nhưng vẫn chưa mang kết quả mong đợi.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, từ tháng 5/2013 đến 9/2014, tại 7 tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh đã kết thúc chiến dịch phòng trị nhưng vẫn còn hơn 15.000/32.000ha nhãn trồng nhiễm chổi rồng. Trong đó, nhiễm nặng hơn 5.000ha, nhiễm trung bình hơn 4.700ha.

Theo nhận định, việc phòng trị không tới nơi tới chốn đã khiến bệnh chổi rồng tái phát. Hơn nữa, do giá nhãn rẻ trong khi chi phí phòng trị cao nên không ít nông dân bỏ phế khiến nhãn nhiễm chổi rồng tái phát và mức độ nhiễm càng nặng.

Riêng tại Vĩnh Long, diện tích nhiễm chổi rồng không tăng nhưng lại tăng diện tích nhiễm nặng. Hiện hơn 7.500ha nhiễm chổi rồng, có 2.378 ha nhiễm nặng và có 1.334ha đã đốn bỏ. Đáng lo hơn, chổi rồng còn lây lan sang cây chôm chôm. Trong tổng số 1.452ha chôm chôm thì hiện có 18 ha nhiễm, nhiều nhất ở huyện Long Hồ.

Nhiều tham luận của các địa phương đã nêu ra về giải pháp phòng trị nhưng xem ra không mới, vẫn xoay quanh phác đồ mà Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam công bố trước đó.

Giải pháp trong thời gian tới, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh, các địa phương cần phân loại, xác định diện tích nhãn cần chuyển sang cây trồng khác; sớm khẳng định tác nhân gây bệnh và thường xuyên bổ sung hoàn thiện quy trình phòng trị. Đặc biệt, viện, trường phải tích cực vào cuộc hỗ trợ các địa phương trong việc phòng trị và định hướng chuyển đổi cây trồng phù hợp.

Tin, ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh