Quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn

02:10, 15/10/2014

Trước mắt, biện pháp quản lý bệnh chổi rồng hiệu quả là kết hợp giữa biện pháp canh tác và biện pháp hóa học để kiểm soát nhện lông nhung.

Trước mắt, biện pháp quản lý bệnh chổi rồng hiệu quả là kết hợp giữa biện pháp canh tác và biện pháp hóa học để kiểm soát nhện lông nhung.

Nhãn mắc bệnh chổi rồng

Theo điều tra năm 2005, tỷ lệ nhiễm bệnh chổi rồng ở ĐBSCL là rất thấp với 1,1% diện tích nhãn, trong đó nhiều tỉnh, thành bệnh vẫn chưa xuất hiện như Vĩnh Long, Đồng Tháp… Tuy nhiên, sau đó bệnh chổi rồng đã lây lan khắp ĐBSCL và trở thành khu vực có tỷ lệ nhiễm nặng nhất cả nước.

Đến cuối tháng 8/2014, diện tích nhãn của 7 tỉnh, thành vùng ĐBSCL là gần 33.000 ha, trong đó diện tích nhiễm bệnh chổi rồng đã trên 15.390 ha (chiếm 46,7%) với 5.342 ha bị nhiễm nặng. Nặng nhất là Đồng Tháp và Vĩnh Long với tỷ lệ bệnh chổi rồng chiếm trên 75%.

Hiện tại, mặc dù nhiều cuộc khảo nghiệm đã được thực hiện, nhưng vẫn chưa đưa ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Trước mắt, biện pháp quản lý bệnh chổi rồng hiệu quả là kết hợp giữa biện pháp canh tác và biện pháp hóa học để kiểm soát nhện lông nhung.

Nhện lông nhung thường tấn công vào đọt, bông non nhưng sống chủ yếu trên các lá già của cây nhãn và các loại cây mâm xôi… Do đó, các cây này là cây trung gian để nhện lông nhung cư trú và tồn tại. Vì vậy cần phải lưu ý và kiểm soát nhện lông nhung trên các loại cây này.

Bệnh chổi rồng thường xuất hiện và gây hại nặng tại thời điểm ra đọt và ra bông. Bệnh tấn công trên đọt non làm cho lá không mở ra được, co cụm lại, nhánh bên phát triển mạnh, xếp sít nhau.

Bệnh gây hại trên bông, làm cho nụ hoa to hơn bình thường, hoa xếp sít nhau, nhụy hoa biến dạng, dẫn đến không đậu quả hoặc đậu rất ít, vì thế đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây nhãn.

Đối với vườn trồng mới, tuyệt đối không sử dụng giống ở những vườn nhiễm bệnh chổi rồng, nên sử dụng giống chứng nhận sạch bệnh bởi những Trung tâm giống đủ tiêu chuẩn. Chọn đất phù hợp và bón phân, tưới nước theo quy trình khuyến cáo.

Phun thuốc trừ nhện định kỳ vào các đợt lộc của cây. Thời điểm phun phòng trừ nhện hiệu quả nhất là lúc cây nhãn nhú đọt và giai đoạn lá lụa.

Chú ý phun thuốc lên toàn bộ phủ đều cây và tán cây. Đối với những vườn đã nhiễm bệnh, cần loại bỏ những cây không cho thu hoạch. Cắt bỏ và tiêu hủy toàn bộ các bộ phận bị bệnh, cắt vào cơi 1 của năm trước để lại 3 - 4 tập lá sao cho các cành phân bố đều trên bề mặt tán. Khi cây hoàn chỉnh cơi 1, tỉa bớt đọt để lại mỗi cành 1 - 2 đọt.

Nên sử dụng những loại thuốc đặc trị nhện lông nhung, thuốc ít độc, thuốc có nguồn gốc sinh học… Đồng thời có thể kết hợp một số loại thuốc trừ bệnh để giảm chi phí phun xịt như thuốc trừ khuẩn Bonnyl 4SL và thuốc trừ nấm Carbenda Supper 50SC của Cty CP Nông dược HAI.

Takare 2EC là thuốc loại thuốc trừ sâu thảo mộc với hoạt chất là Karanjin, chiết xuất từ cây đậu dầu. Đây là thuốc trừ sâu sinh học đặc trị nhện lông nhung trên nhãn.

Thuốc có thể được sử dụng đơn độc, phối hợp hoặc luân phiên với thuốc trừ nhện có hoạt chất sufur như Lipman 80WG để tăng hiệu lực phòng trừ nhện lông nhung.

Quy trình phun thuốc phòng trừ nhện lông nhung và ngừa bệnh chổi rồng trên nhãn có thể tóm tắt như sau:

Lần 1: Phun thuốc Takare 2EC lúc đa số cơi đọt 1 vừa nhú ra.

Lần 2: Phun thuốc Takare 2EC lúc đa số cơi đọt 2 vừa nhú ra.

Theo NNVN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh