Khoa học công nghệ (KHCN) đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng với sức cạnh tranh cao. Những thành tựu trong sản xuất và tiêu thụ nông sản thời gian qua chủ yếu do tăng năng suất chứ không phải do tăng diện tích canh tác. Đây là do ứng dụng KHCN mang lại. Tuy nhiên, đầu tư cho lĩnh
Việt
Khoa học công nghệ (KHCN) đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng với sức cạnh tranh cao. Những thành tựu trong sản xuất và tiêu thụ nông sản thời gian qua chủ yếu do tăng năng suất chứ không phải do tăng diện tích canh tác. Đây là do ứng dụng KHCN mang lại.
Tuy nhiên, đầu tư cho lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập, chưa tương xứng để thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Nghiệm thu xong… cất tủ
Giai đoạn từ năm 2008- 2013, ngân sách nhà nước chi cho nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua Bộ Nông nghiệp- PTNT lên hơn 5.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Đoàn Xuân Hòa- Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm- thủy sản và nghề muối, đầu tư KHCN trong nông nghiệp, nông thôn còn dàn trải nên chưa phát huy hiệu quả. Việc sử dụng nguồn lực cho KHCN còn phân tán, chưa tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm.
“Trong sản xuất lúa tổn thất khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản xay xát, chế biến còn khá cao, từ 11- 13%; rau quả và thủy sản lên hơn 20% nhưng chưa được đầu tư bài bản. Và hầu hết sản phẩm chế biến, xuất khẩu dưới dạng sơ chế dẫn tới việc cạnh tranh các ngành hàng nông- lâm- thủy sản ở mức trung bình hoặc dưới trung bình của thế giới”.
Cũng theo ông Đoàn Xuân Hòa, hàng năm có không dưới 10 đề tài (cấp nhà nước, cấp bộ và cơ sở) nghiên cứu lĩnh vực bảo quản và chế biến nông- lâm- thủy sản, với kinh phí thực hiện nhiều tỷ đồng. Tuy nhiên, đề tài áp dụng vào thực tế sản xuất rất ít.
Thực tế không ít đề tài nghiệm thu xong không được chấp nhận, bởi nghiên cứu chưa bám sát nhu cầu thị trường, và cũng không ít đề tài sau nghiệm thu lại đem… cất tủ.
Ghi nhận sự đóng góp lớn lao của KHCN vào tăng trưởng nông nghiệp, song Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp- nông thôn cho rằng, đầu tư KHCN vào nông nghiệp ở nước ta còn khá khiêm tốn.
“Hàng năm, Nhà nước chỉ dành 1,2% ngân sách chi cho KHCN, trong khi các nước láng giềng như Trung Quốc là 3,9% và Thái Lan là 2,4%. Năm 2008, đầu tư công cho KHCN trong nông nghiệp của Việt
Nhiều nghiên cứu chưa gắn với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Chẳng hạn, mỗi năm nông dân phải chi tới 70% thức ăn chăn nuôi thì nền KHCN trong nước lại chưa có nghiên cứu nào liên quan, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi.
Thu hút nghiên cứu khoa học
Ðể tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng sâu rộng KHCN, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn.
Lúa, gạo chưa có nhiều sản phẩm chế biến mà chủ yếu xuất khẩu thô.
Ông Đoàn Xuân Hòa cho rằng, việc nghiên cứu cần khuyến khích mọi thành phần và đối tượng tham gia. Phân giao kinh phí nghiên cứu không chỉ tập trung vào các đơn vị nghiên cứu công lập mà xem xét ưu tiên cho các viện tư nhân, các doanh nghiệp.
Chính phủ mua và chi trả xứng đáng sản phẩm KHCN của bất kỳ đối tượng nào, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nghiên cứu trong và ngoài nước tự chủ tài chính.
Bà Trần Thị Hồng Lan- Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ cho biết, hiện trên 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng công nghệ lạc hậu 3- 4 thế hệ so thế giới. Nguyên nhân, doanh nghiệp chưa đầu tư cho KHCN mà phần lớn do thủ tục xét duyệt, thẩm định các dự án đổi mới công nghệ kéo dài, khiến nhiều đơn vị không hào hứng tham gia hoặc khó khuyến khích họ có chiến lược đầu tư dài hạn.
Không ít doanh nghiệp đắn đo đầu tư vào nông nghiệp hay có tham gia chủ yếu vào khâu thu gom, sơ chế và tiêu thụ mà không quan tâm đến chuỗi sản xuất. Nguyên nhân do đầu tư vào nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, hiệu quả thấp.
Vì vậy, ông Nguyễn Trí Ngọc- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi trong nghiên cứu khoa học, bởi khi doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất sẽ là tác nhân quan trọng trong định hướng thị trường.
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có chính sách phát huy vai trò tư nhân, hợp tác xã, nông dân thông qua cơ chế liên kết công- tư bằng việc tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, ứng dụng và chuyển giao KHCN vào nông nghiệp.
Trong đó, Nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, trực tiếp quản lý, thiết lập các quy chuẩn, thực hiện các chính sách cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp.
Bài, ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin