Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sầu riêng được trồng nhiều tại các nước Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có lợi thế là có thể cung cấp sản lượng sầu riêng hầu như quanh năm so với các nước khác chỉ cung cấp vào một khoảng thời gian nhất định.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sầu riêng được trồng nhiều tại các nước Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có lợi thế là có thể cung cấp sản lượng sầu riêng hầu như quanh năm so với các nước khác chỉ cung cấp vào một khoảng thời gian nhất định.
Cả nước hiện nay có hơn 110.000ha trồng sầu riêng, sản lượng khoảng trên 1 triệu tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2021. Diện tích chủ yếu tại Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông và Lâm Đồng. Các giống sầu riêng trồng chủ yếu là ri 6, dona và một số ít giống 9 Hóa. Nhờ kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ Việt Nam cung cấp sầu riêng hầu như quanh năm trong khi các nước Thái Lan, Philippines mùa vụ từ tháng 4-9 hàng năm.
Tại Vĩnh Long, toàn tỉnh hiện có 4.383ha trồng sầu riêng, chiếm gần 11% diện tích cây ăn trái của tỉnh, sản lượng hàng năm là 44.872 tấn. Theo đó, tỷ lệ diện tích sầu riêng chính vụ 50%, rải vụ 50%.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định Việt Nam có ưu thế về xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, thị trường tiêu thụ loại trái này lớn nhất thế giới, khi mà chi phí vận chuyển logistics rẻ hơn và thời gian vận chuyển cũng ngắn hơn, chỉ khoảng 36 giờ vận chuyển đường bộ là đến chợ tại Trung Quốc. Song, hiệp hội cũng nhận định có nhiều thách thức trong việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường này. Trong đó, có việc Việt Nam chưa có giống sầu riêng ưu việt, nổi trội để chiếm lĩnh thị trường. Sầu riêng của Việt Nam cũng chưa tạo được thương hiệu lớn quốc gia.
NGUYÊN KHANG